Bản thân tôi đã trải qua vài lần phá sản vì thị trường CK của VN ,tôi nhận thấy TTCK còn rất thiếu minh bạch, thường xuyên bị làm giá dẫn tới nhà đầu tư nhỏ lẻ bị cụt vốn sau một thời gian tham gia đầu tư. Tuy nhiên tại thị trường BĐS thì tôi lại tương đối thành công mặc dù tôi không mặn mà kinh doanh BĐS tí nào . Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm của tôi cho các quý anh chị về thị trường BĐS.
Bản thân tôi đã trải qua vài lần phá sản vì thị trường CK của VN ,tôi nhận thấy TTCK còn rất thiếu minh bạch, thường xuyên bị làm giá dẫn tới nhà đầu tư nhỏ lẻ bị cụt vốn sau một thời gian tham gia đầu tư. Tuy nhiên tại thị trường BĐS thì tôi lại tương đối thành công mặc dù tôi không mặn mà kinh doanh BĐS tí nào . Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm của tôi cho các quý anh chị về thị trường BĐS.
01- Nhận định chính xác về thị trường BĐS và BĐS. Khi chúng ta đã đầu tư kinh doanh nhà đất thì ta phải coi nó là một loại hàng hoá đơn thuần chứ không phải là một tài sản để dành. Mà đã là hàng hoá thì nó sẽ diễn biến theo thị trường, có nghĩa là theo biểu đồ hình Sin, tăng lên một mức nào đó rồi sẽ giảm, và giảm rồi sẽ lại tăng lại. Sai lầm của phần lớn các nhà đầu tư BĐS đó là luôn nhận định nhà đất chỉ có tăng hoặc đứng giá chứ không bao giờ giảm. Đây chính là một sai lầm cơ bản nhất và nó rất dễ làm cho chúng ta thua lỗ. Vì vậy chúng ta cần phải có một nhận định chính xác về TT BĐS ,luôn diễn biến tăng - giảm và giảm - tăng .
02- Quyết định nhanh chóng: BĐS là một loại tài sản, một loại hàng hoá có giá trị tương đối lớn. Chúng ta nên nhớ rằng chỉ cần đứng giá 6 tháng thôi là chúng ta đã lỗ rồi. Ví dụ như khi tôi đầu tư một lô đất có giá trị là 3 tỉ VNĐ. Trong 6 tháng liền giá trị đất không tăng thì với 3 tỉ đó nếu mang đi gửi ngân hàng thì chúng ta thu về được khoảng 100 triệu đồng so với mức lãi suất hiện nay là 14% / năm. Bản thân tôi chỉ cần một tháng mà đất không có đấu hiệu tăng thì tôi tiến hành bán ngay lập tức,thu hồi vốn về. Gặp khách hàng có nhu cần thực sự là bán ngay.
Bởi vỉ trong tình trạng thị trường BĐS ảm đạm thì có một người mua thực sự là rất khó vì BĐS tính thanh khoản không giống như vàng, đô la, chứng khoán...không phải cứ muốn bán là bán được ngay, ta cần phải tranh thủ đẩy hàng ngay. Nếu cố tham thêm một ít thì sẽ bị tuột mất cơ hội đẩy đi lô đất đó, chúng ta sẽ lỡ mất việc vì trong đầu tư kinh doanh thì luôn luôn để đồng tiền quay vòng .
03- Hài lòng và chấp nhận. Chúng ta nên hài lòng với mức lợi nhuận mà nó đem lại, chúng ta cần phải hạn chế lòng tham. Theo tôi nếu mức lợi nhuận đạt 10% ngay trong tháng đầu tiên hoặc 25% cho 3 tháng thì chúng ta nên bán ngay lập tức. Ta nên hài lòng với mức lợi nhuận đó vì ta cầm chắc khoản lãi vừa phải còn hơn là chúng ta phải chịu lỗ. Ở chiều hướng ngược lại, khi ta cảm thấy đã lỗ khoảng 5% so với giá trị đầu tư ban đầu thì ta nên bán đi. Vì trong kinh doanh ta phải biết chấp nhận thua lỗ như là một điều hết sức bình thường. Nếu như ta không chấp nhận nó thì rất dễ bị lỗ nặng hơn nữa .
04- Quan sát và tìm hiểu. Khi thấy nhiều người cùng lao vào mua một sản phẩm của công ty BĐS nào đó thì sản này rất dễ bị thổi giá lên cao. Trong trường hợp này chúng ta cần phải cẩn trọng. Tạm thời đứng ngoài quan sát diễn biến khi thấy thời cơ thích hợp thì nhảy vào hoặc ko an tâm thì rút lui ngay. Điều quan trọng hơn nữa là khi tìm mua một sản phẩm BĐS nào đó thì chúng ta cần phải tìm hiểu sản phẩm đó là như thế nào.
Không nên tin hoàn toàn vào những chiêu quảng cáo của và lời đồn thổi. Đây là một sai lầm nghiêm trọng nếu như ta bỏ qua nó. Chúng ta cần phải biết sản phẩm đó có giá trị sử dụng như thế nào ,giá trị thương mại là bao nhiêu. Vị trí địa lí, tiện ích, công trình công cộng, môi trường sống, thủ tục pháp lí ,có tranh chấp gì hay không, giấy tờ ra làm sao... Và đặc biệt là tính thanh khoản của sản phẩm đó có tốt hay không ?
Nguyễn Hoàng Nam ([email protected])
(Theo PNtoday)