logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Cung điện hoàng gia Thái Lan: Nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc bốn phương

Bạn đọc viết

12:01 | 12/12/2011

Cung điện Hoàng gia Thái Lan được tạo nên bằng sự hòa trộn, kết hợp giữa kiến trúc cổ Thái Lan với phong cách kiến trúc phương Tây du nhập sang châu Á.

  • Không gian nghỉ dưỡng phong cách Bungalow độc đáo, rộng 6.000m2
  • Độc đáo ngôi nhà "hai trong một" ở TP.HCM
  • Không gian ở và kinh doanh kết hợp tinh tế trong ngôi nhà ở Sơn La

Một trong những đặc điểm du lịch ở Thái Lan là sức hút từ chuỗi công trình kiến trúc cổ kính: đền vàng, tháp vàng, chùa vàng. Cũng vì lẽ đó Thái Lan được gọi là xứ sở Chùa Vàng. Và ngày nay nhắc tới Chùa Vàng ở Thái Lan là người ta nhắc ngay tới quần thể kiến trúc nằm trong khu Cung điện hoàng gia – Grand Palace.

Cung điện Hoàng gia Thái Lan được tạo nên bằng sự hòa trộn, kêt hợp giữa kiến trúc cổ Thái Lan với phong cách kiến trúc phương Tây du nhập sang châu Á.

Hoàng Cung được xây dựng từ năm 1772, rộng hơn 2km2 thuộc khu trung tâm thủ đô Bangkok. Các công trình trong quần thể kiến trúc này là tinh hoa văn hóa, niềm tự hào và địa chỉ đức tin của mọi người dân Thái Lan. Hoàng Cung là một quần thể kiến trúc hoành tráng, được cấu thành bởi 3 khu vực chính: Hoàng cung, Văn phòng Hoàng gia và các ngôi chùa.

Các công trình nơi đây lấp lánh, rực rỡ diệu kì với sự phát sáng của những lá vàng 24 cara dát trên các tháp chùa. Du khách đến với Grand Palace được chiêm ngưỡng tinh hoa văn hóa, kiến trúc Thái Lan và hơn thế được đắm mình trong một thế giới tâm linh ảo diệu, thanh bình.

Ngay không gian đầu tiên được thăm quan, du khách sẽ được lắng mình cầu nguyện trước tượng Phật Bà – người đã mang đạo Phật đến đất nước Thái Lan và tượng các hóa thân của RaMa đặt trước các cửa điện thờ.

Ngôi Tháp lớn nhất của quần thể kiến trúc nơi đây được gọi là Phra Sri Rattana. Tháp như một biệt thự cao tầng hình ngọn núi được bao bọc bởi hàng triệu lá vàng dát mỏng chuyển về từ Italia. Tháp này dùng để quàn ướp thi hài các nhà vua vừa qua đời. Bảo vệ quanh tháp là tượng những chú voi linh thiêng của đất nước Thái Lan.

Một tòa tháp hùng vĩ khác nằm cạnh tháp Phra Sri Rattana là tòa Thư viện Phra Mondop dùng để bảo quản toàn bộ Kinh Phật Thái Lan và những bộ kinh tiêu biểu trên thế giới. Có nhiều kinh điển đã có tuổi đời hàng ngàn năm vẫn được bảo quản hoàn hảo ở đây. Bên ngoài cửa là các vị thần biểu tượng bảo vệ cho kinh sách được lưu truyền muôn đời.

Các toà tháp trong quẩn thể kiến trúc nơi đây đều tiêu biểu cho lối kiến trúc tháp mang bản sắc Thái Lan với mái cong, đỉnh nhọn hoành tráng.

Ngôi chùa nổi bật trong kiến trúc của Hoàng cung là chùa Phật Ngọc (WatPhraKaeo). Wat Phra Keo được đặt theo tên bên Ấn Độ. Việc xây dựng ngôi chùa này bắt đầu khi vua Rama I dời kinh đô đến Bangkok năm 1785. Wat Phra Keo có tầm quan trọng bậc nhất trong các ngôi chùa của Thái Lan. Chùa của Hoàng gia có diện tích rộng đến 945.000 m², bao gồm hơn 100 tòa nhà cao tầng và là hệ chùa duy nhất không có sư sãi. Toàn bộ kiến trúc của chùa Ngọc Phật rất to lớn, hùng vĩ. Những ngọn tháp cao vòi vọi, dãy hành lang dài hun hút bằng vàng ngọc lấp lánh. Những đặc điểm của các ngôi chùa trên đất Thái, hầu như đều tập trung vào chùa Ngọc Phật. Kiến trúc và nghệ thuật của ngôi chùa này được ngợi khen là nghệ thuật quý báu về mặt hội họa, điêu khắc, kiến trúc của Phật giáo Thái Lan. Trong chùa, chóp đỉnh của những kiến trúc quan trọng đều trang trí theo kiểu đỉnh nhọn, điểm này đã trở thành nét đặc sắc thứ nhất về mặt kiến trúc tự viện Thái Lan. Mỗi đỉnh nhọn đều có trang sức celluloid, sứ màu, thếp vàng... lóng lánh chói mắt. Nét đặc sắc thứ hai của tự viện là trang sức quá cầu kỳ, hoa lệ nhiều màu, xanh vàng rực rỡ. Và nét đặc sắc thứ ba của ngôi tự viện này có bốn mặt được bao bọc bởi hành lang bích họa dài 1 km, gồm 178 bức tranh màu sắc xinh đẹp, họa vẽ tinh xảo, lấy sử thi "Ramayaṇa" từ văn học cổ điển Ấn Độ làm đề tài.

Bên ngoài các cửa chùa là tượng thần điểu Tantima và Karine nửa người nửa chim đứng bảo vệ.

Xung quanh các điện có tượng chim thần Garuda đứng ưỡn ngực bảo vệ:

Và có các Chedi vàng đeo hài lẫn không đeo hài tượg trưng cho nhiều tầng lớp góp sức chống đỡ:

Chùa nổi tiếng không chỉ vì vẻ đẹp của nhiều kiểu kiến trúc, mà còn vì bức tượng Phật bằng ngọc bích thiêng liêng nhất trong số tượng Phật trên vương quốc Thái Lan, là của báu trấn quốc quý hiếm trên thế gian. Tượng phật được tạc từ một khối ngọc bích nguyên chất, có kích thước 48cm x 46cm, đặt trên bệ cao 2m. Người ta tin rằng tượng phật ngọc mang đến nhiều may mắn, mọi sự phát đạt, cho đất nước phồn vinh, hưng thịnh. Tượng Phật Ngọc ở đây cùng với Phật nằm, Phật vàng Bangkok được coi là ba đại quốc bảo của Thái Lan. Trên thân tượng Phật ngọc khoát áo tơ vàng. Tượng Phật ngọc lung linh, tinh xảo đặc sắc, óng ánh không một chút tỳ vết. Mỗi năm có 3 lần nhà vua chủ tọa việc thay đổi chiếc áo khoác bên ngoài tượng: Áo thụng không tay khoác ngoài thắt long bằng vàng, có nhiều hạt kim cương đắt giá dùng cho mùa hạ, chiếc áo điểm lốm đốm kim cương giàu sang dùng cho mùa mưa và chiếc áo tráng lớp men bằng vàng nguyên chất dùng cho mùa mát. Vàng ngọc phối hợp nhau, màu sắc lấp lánh, ánh sáng rực rỡ. Trên đỉnh còn treo 9 lớp kim tản (dù vàng) để bảo hộ, hai bên là thủy tinh cầu đại biểu cho mặt trời và mặt trăng. Tượng được đặt ở giữa chính điện thiêng liêng là không gian được người Thái Lan tôn thờ bậc nhất trên thế gian.

Cạnh chùa cũng có một mô hình Angkor, được bổ sung theo lệnh vua Rama III, do đế chế Khmer của Campuchia và Xiêm La có chung nguồn gốc văn hóa và tôn giáo.

Và một mô hình chùa Trung Quốc được xây dựng với chất liệu hoàn toàn được chuyển về từ Trung Quốc.

Kiến trúc chùa, tháp của khu cung điện Hoàng Gia này không chỉ làm du khách kinh ngạc về quy mô đồ sộ mà còn khiến người ta trầm trồ bởi độ tinh xảo, cầu kì tới từng chi tiết nhỏ, tưởng chừng sức người không thể tạo nên nổi sự tinh diệu mà nơi đây đã có.

Kiến trúc cuối cùng của lịch trình thăm quan khu cung điện này là Nhà khách Hoàng Gia, nơi đây đến tận ngày nay vẫn là nơi diễn ra các cuộc tiếp đón nguyên thủ Quốc gia của Thái Lan.

Nếu một lần đến với xứ sở chùa Vàng, đi thuyền trên dòng sông Chao Phraya, lắng mình ngắm những công trình kiến trúc ở Grand Palace và cùng người dân Thái cúi mình cầu nguyện ở chốn thiêng liêng này hẳn bạn sẽ sẽ nhanh chóng cảm nhận được giai điệu của cuộc sống nơi đây.

Hoàng Sơn (TP HCM)

Bài viết cùng chủ đề

  • Cung điện Potala – Biểu tượng văn hóa của Tây Tạng

    Cung điện Potala – Biểu tượng văn hóa của Tây Tạng

    Bạn đọc viết
  • Chiêm ngưỡng kiến trúc Turku lung linh trong tuyết

    Chiêm ngưỡng kiến trúc Turku lung linh trong tuyết

    Bạn đọc viết
  • Cảm nhận hương vị thảo nguyên trong lều Yurt ở Mông Cổ

    Cảm nhận hương vị thảo nguyên trong lều Yurt ở Mông Cổ

    Bạn đọc viết
  • Oxford  cổ kính và xinh đẹp

    Oxford cổ kính và xinh đẹp

    Bạn đọc viết
  • Đền Nổi Itsukushima (Nhật Bản) - nơi tận hưởng không gian thanh tịnh

    Đền Nổi Itsukushima (Nhật Bản) - nơi tận hưởng không gian thanh tịnh

    Bạn đọc viết
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop