Người nước ngoài có thể mua không hạn chế nhà có thời hạn, chung cư cao tầng tại Hong Kong. Tuy nhiên, Hong Kong không mở cửa cho người dân Cuba, Afghanistan, Albania, Trung Quốc đại lục và Bắc Triều Tiên.
Mua nhà tại Hong Kong không hạn chế, nhưng mua đất lại khác. Nơi duy nhất được sở hữu đất vô thời hạn tại Hong Kong là nhà thờ Thánh Gioan. Còn lại ở các địa phương khác, tất cả các loại đất thuộc về Chính phủ. Quyền sử dụng đất của người dân là trên cơ sở thuê tái tạo. Hiện nay, người mua đất để xây nhà chỉ có thể sở hữu 50 năm, còn trước đây thời gian đó là 75, 99 hay 999 năm.
Thông thường, khi mua bán, giao dịch, người nhà phải đặt cọc trước 5% giá trị hợp đồng khi hợp đồng mua bán được ký kết. Và khi đạt được thỏa thuận chính thức, người mua phải trả thêm 5%. Phần còn lại phải hoàn trả trong vòng 6-8 tuần sau đó. Binoche Chan, một đại lý bất động sản ở Hong Kong của Sotheby International Realty cho biết ngoài chi phí "cứng" trên, trong giao dịch người mua phải trả thêm 0,1% tổng giá trị hợp đồng cho chi phí pháp lý và môi giới bất động sản.
Căn hộ một phòng ngủ nằm trong tòa nhà dân cư có niên đại từ năm 1966
trong khu Causeway Bay sôi động của Hong Kong này có giá
15 triệu đô la Hong Kong (1,94 triệu USD).
Gần đây, rất ít người nước ngoài chọn giải pháp mua nhà khi phải sinh sống ở nước này, mặc dù điều kiện để mua nhà ở Hong Kong tương đối dễ chịu so với nhiều khu vực khác ở châu Á. David Ji, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường bất động sản của Knight Frank tại Hong Kong chia sẻ: "Trong quá khứ, gần một phần ba số khách hàng mua là người nước ngoài, nhưng tại thời điểm này, hầu hết các khách hàng là những người thuộc tầng lớp thượng lưu của địa phương. Và cũng chỉ còn người ở Anh, Nga và Trung Quốc đại lục thường trú ở nước khác là chuộng nhà ở Hong Kong". Lý giả vấn đề này, các chuyên gia nhận định là do giá nhà ở Hong Kong đã bị đẩy lên cao vì chi phí đi vay thấp kỷ lục, lượng người mua nhà từ Trung Quốc đại lục gia tăng, thiếu nguồn cung và đặc biệt là Chính phủ Hong Kong đã có các biện pháp làm mát thị trường.
Người đứng đầu Savills tại Hong Kong - Simon Smith cho biết, Chính phủ Hong Kong đã ra quyết định các giao dịch bất động sản nước ngoài thành công phải đóng thêm 15% thuế vào ngày 26/10/2012. Đối với giao dịch người mua đã mua nhiều hơn 20% giá trị tài sản trong vòng 3 năm sau mua, phải đóng thêm 2.000.000 đô la Hong Kong (257,902 USD). Nhưng hai năm gần đây, chính phủ Hong Kong đã bắt đầu giảm dần các biện pháp làm mát trên để kiểm tra tốc độ tăng giá trên thị trường bất động sản nhà ở. Sau quyết định này, giá nhà biệt thự, chung cư cao cấp liên tục leo thang.
Số liệu mới đây của công ty môi giới bất động sản Savills Plc cho thấy, giá nhà ở Hong Kong hiện đắt đỏ hơn London (Anh) tới 55%, đắt hơn Moscow (Nga) 7,4%, còn New York (Mỹ) thì lại rẻ hơn 15%.
Giá nhà tăng cao nhất ở các khu dân cư quy mô nhỏ. Từ tháng 10/2013 đến nay, giá trung bình của căn hộ nhỏ hơn 40m2 tăng 10,4%, 10% cho căn hộ 70-100m2 và 5,6% cho căn hộ 100-160m2. Giá căn hộ trung bình của khu dân cư cao cấp tăng 0,9% so với cùng kỳ.
Đảo Hong Kong là nơi giá nhà cao nhất và tăng mạnh nhất. David Ji cho biết, Mid-Levels và khu phố Victoria Peak trên đảo Hong Kong giá lên tới 40.000 đến 50.000 đô la Hong Kong mỗi foot vuông (5,161 đến 6,451 USD). Xa hơn về phía đông trong khu Taikoo Shing, giá thấp cũng tầm 12.000 đến 15.000 đô la Hong Kong (khoảng 1,550 đến 1,935 USD). Cũng theo David Ji, những khu dân cư như thế này có giá tương đối cao vì nằm trong khu thương mại và khu mua sắm.