Trong nửa đầu năm 2016, theo báo cáo “Phân bố lợi nhuận thị trường văn phòng thế giới nửa cuối 2016” của Savills, thị trường đầu tư bất động sản thế giới đã có nhiều dấu hiệu chững lại.
Ở hầu hết thị trường văn phòng trong khu vực, với ghi nhận sụt giảm rõ rệt tại Jakarta và Manila, lợi suất gần như đã bão hòa. Tuy sự cạnh tranh bất động sản ở cấp đầu tư là một nét đặc trưng của thị trường toàn cầu, nhưng một loạt những bất ổn (như định hướng chính sách của ngân hàng trung ương, Brexit, bầu cử Tổng thống Mỹ) khiến cho các nhà đầu tư sẽ tiếp tục ngần ngại trong nửa cuối năm 2016.
Thị trường văn phòng tại Jakarta và Manila chứng kiến sự sụt giảm rõ rệt. Theo đó, lợi suất văn phòng tại hai thành phố này gần như đã bão hòa. Trong 6 tháng đầu năm 2016, một loạt các sự kiện chính trị lớn, có ảnh hưởng tới toàn thế giới như nước Anh ra khỏi EU, bầu cử Tổng thống Mỹ, sự điều chỉnh định hướng của ngân hàng chính sách trung ương…đã tạo nên tâm lý dè dặt cho các nhà đầu tư BĐS. Các chuyên gia cũng dự báo, tâm lý cẩn trọng thăm dò này sẽ còn kéo dài ít đến hết nửa cuối năm 2016.
Các nhà đầu tư, nhất là ở khu vực châu Á đang ngày càng thận trọng
và dè dặt hơn trước các quyết định đầu tư của mình
Savills cho rằng, dự đoán lợi suất sẽ tăng mạnh trong thời gian ngắn là một điều rất khó. Thị trường BĐS Nhật Bản còn sót lại một số dự án đầu tư sót lại cùng sự thắt chặt của tỷ lệ vốn hóa. Nước này cũng áp dụng chi phí cho vay siêu thấp, áp dụng với cả những tài sản đắc địa.
Tuy nhiên, tình hình chung nêu trên lại không đúng với thị trường BĐS Trung Quốc. Theo Savills, nửa đầu trầm lắng tại quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chỉ là tiền đề cho sự sôi động vào nửa cuối năm 2016. Tại Trung Quốc, sự hạn chế về thu nhập sẽ không có nhiều ảnh hưởng khi mà nguồn vốn vẫn tiếp tục tăng.
Nếu như Singapore chứng kiến sự sụt giảm của khối lượng giao dịch thì Hong Kong lại có mức tăng trưởng thuê đạt ngưỡng gần cao nhất chu kỳ. Trong tình hình đó, thị trường Việt Nam lại có lợi suất văn phòng duy trì sức mua mạnh trong chu kỳ khá dài.
Tại Mỹ, sự hồi phục kinh tế của nước này tuy có nhưng chưa thực sự mạnh mẽ. Bởi vậy, thị trường BĐS vẫn chưa thể sôi động trở lại. Châu Âu cũng liên tiếp đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như cuộc khủng hoảng nhập cư, sự ra đi của trụ cột Eu là nước Anh, tình trạng bất ổn, bạo lực kéo dài…nên sự trầm lắng của thị trường BĐS là hệ quả dễ lý giải.
Về tình hình chung toàn thế giới, Savills cho rằng, những thay đổi của châu Á phần lớn phụ thuộc vào Trung Quốc bởi sự lớn mạnh của nền kinh tế quốc gia này. Tỷ suất âm tại Nhật và Đức trong 6 tháng vừa qua đã giảm khoảng 1%, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng giảm trung bình 50 điểm trên toàn thế giới. Đơn vị này cũng kỳ vọng vào những chính sách tích cực từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ để cải thiện thị trường BĐS toàn thế giới.
Savills cũng cho rằng, phần bù rủi ro từ 2-3% vốn đầu tư trên thị trường là cần thiết để sẵn sàng đối mặt với những biến động sắp tới trên toàn thế giới bởi ảnh hưởng của kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016, những dịch chuyển về nguồn vốn, giao lưu thương mại, biến động lãi suất…