Trong khi thị trường khu vực châu Âu và châu Mỹ vẫn còn đang chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khu vực châu Á Thái Bình Dương đã có những dấu hiệu khả quan.
Trong khi thị trường khu vực châu Âu và châu Mỹ vẫn còn đang chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khu vực châu Á Thái Bình Dương đã có những dấu hiệu khả quan.
Theo báo cáo triển vọng thị trường toàn cầu của Jones Lang LaSalle, khu vực châu Á đã tăng hơn 7% so với cùng kì năm trước trong quý 4/2009. Trong khi đó, khu vực châu Âu và Mỹ phải đối mặt với tốc độ hồi phục không chắc chắn với tình trạng thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách và giới hạn tiêu dùng. Mặc dù vậy, kinh tế Mỹ vẫn tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước trong quý 4/2009.
Thâm hụt lớn ngân sách chính phủ và khó khăn giải quyết việc làm, Nhật Bản không thể chứng kiến sự phục hồi như những nước trong khu vực. Trong diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, một chủ đề lớn được thảo luận khu vực châu Á Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) đã coi khủng hoảng tài chính như một vấn đề và sự kiện của phương Tây.
Chỉ số tăng trưởng kinh tế khu vực tăng 7-8% trong năm 2010 và các hàng loạt các nhà đầu tư lớn đã đến thị trường này. Theo công ty tư vấn địa ốc DTZ Singapore, tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ đạt 85 triệu USD vào năm 2010, tăng gấp đôi so với năm 2009. Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu là thị trường có nguồn tiền đầu tư cao nhất so với các khu vực khác, chiếm 77% tổng số vốn đầu tư năm 2010.
Lãi suất thấp, nhu cầu về nhà cửa cao và tình trạng mua bán theo tin đồn đã đẩy giá bất động sản ở nhiều thành phố châu Á lên rất cao, thậm chí vượt cả thời kỳ “sốt đất” năm 2007. Tại Singapore, giá nhà đã tăng 24% trong nửa đầu năm 2009. Tại Hong Kong, giá bất động sản tăng 30% trong năm ngoái.
Tại Trung Quốc, thị trường bất động sản đang thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư nội địa. Trong tháng hai vừa qua, giá nhà đất tại Trung Quốc đã tăng 10,7%, cao nhất so với hai năm trở lại đây sau khi các ngân hàng tăng tỷ giá thế chấp.
.
Dù đang dẫn đầu quá trình phục hồi kinh tế trên toàn cầu, nhưng các chính phủ châu Á lại đang lo ngại một cuộc khủng hoảng thứ hai có thể bùng phát từ thị trường nhà đất.
Thu Huyền