Chiến tranh đã tàn phá những kiệt tác từ hổ phách, thì nay nước Nga đã
chứng tỏ sự phồn vinh của mình thông qua việc khôi phục lại căn phòng hổ
phách, dát vàng tại các cung điện xa hoa bậc nhất của châu Âu xưa.
Chiến tranh đã tàn phá những kiệt tác từ hổ phách, thì nay nước Nga đã chứng tỏ sự phồn vinh của mình thông qua việc khôi phục lại căn phòng hổ phách, dát vàng tại các cung điện xa hoa bậc nhất của châu Âu xưa.
Nguy nga phòng hổ phách
Căn phòng hổ phách được chế tác từ năm 1701 nhằm trang trí cho Cung điện Charlottenburg, nơi ở của Hoàng hậu Sophie Charlotte, vợ Hoàng đế Friedrich Wilhelm I.
Trong một lần viếng thăm nước Phổ vào năm 1716, Sa hoàng Nga là Pier Đại đế hoàn toàn bị chinh phục bởi nét đẹp vô tiền khoáng hậu của căn phòng hổ phách.
Căn phòng Hổ phách rộng 55m² được kiến trúc sư người Đức Andreas Schluter thiết kế khi ông đang trùng tu Lâu đài thành phố Berlin. Ông cũng được cho là người đầu tiên trong lịch sử dùng hổ phách trong trang trí nội thất.
Công việc tạo tác được thực hiện trong một thời gian dài tại cung điện Charlottenburg cho mãi đến năm 1716.
Tiếng đồn về căn phòng Hổ phách đến tai Peter Đại đế và ông ước muốn có căn phòng này để trang trí ở viện bảo tàng Kunstkamera của mình bằng mọi giá.
Hoàng đế đầu tiên của nước Phổ là Friedrich Wilhelm I đã đồng ý tặng lại phòng hổ phách cho Vương quốc Nga. Việc tặng báu vật này còn có lý do muốn thắt chặt quan hệ liên minh Nga - Phổ chống lại Nhà nước Thụy Điển.
Sau khi vua Phổ tặng ông món quà vô giá này, ông đã đặt căn phòng tại Cung điện Catherine như món quà cho người vợ yêu quý của mình.
Vào năm 1755, Nữ hoàng Tsarina Elizabeth của Vương quốc Nga đã chuyển phòng hổ phách vào Cung điện Mùa Đông và sau đó mới chuyển nó đến Cung điện Catherine (nay thuộc thành phố Puskin, ngoại ô Saint Petersburg).
Căn phòng hổ phách là một kiến trúc tuyệt đẹp, nặng 16 tấn, và từng được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới, được trang trí hoàn toàn bằng những bức tường hổ phách, gương và đá quý.
Căn phòng đã được trùng tu 5 lần, lần đầu tiên vào năm 1770 theo lệnh của Nữ hoàng Catherine. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Liên Xô đã không sơ tán căn phòng này mà chỉ che phủ bằng giấy carton. Tuy nhiên nó không hề bị bom đạn phá hủy cho đến khi bị quân Đức cướp đi.
Ở Nga, việc mở rộng và nâng cấp căn phòng hổ phách vẫn liên tục tiến hành thêm vài lần nữa, căn phòng rộng hơn 55m2 với hơn 6 tấn hổ phách nguyên chất được sử dụng cho việc chế tác. Vào năm 2003, sau hàng thập kỷ làm việc nghiêm túc, các nghệ nhân Nga đã khôi phục căn phòng hổ phách mới và làm lễ khánh thành ngay tại Cung điện Catherine ở Saint Petersburg, Nga.
Năm 1979, ở viện bảo tàng Tsarskoye Selo trong Cung điện Catherine, ngoại ô Saint Petersburg các nhà phục hồi di sản Nga đã xây dựng một bản sao giống như thật của căn phòng này theo những bức ảnh còn lưu giữ.
Toàn bộ chi phí thực hiện do tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga và Ruhrgas của Đức tài trợ. Năm 2003 căn phòng này được chính Tổng thống Nga lúc bấy giờ, ông V.Putin và Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder cắt băng khánh thành.
Từ xưa, con người đã phát hiện bản chất kỳ diệu ở hổ phách – thứ nhựa hóa thạch có độ tuổi hàng triệu năm. Các sản phẩm đầu tiên của đá quý được làm bởi bàn tay con người, thuộc về thời kỳ đồ đá mới neolit.
Xưa kia, một viên đá hổ phách làm đồ trang sức còn có giá trị hơn một người nô lệ trẻ trên thị trường ở Rome. Học giả La Mã thế kỷ thứ I sau Công nguyên Pliny cho rằng, bùa hộ mệnh bằng hổ phách tiềm ẩn mãnh lực chống những rối loạn tâm thần, vì vậy ông luôn đeo trên mình một viên nhựa hóa thạch nhỏ.
Dưới thời nước Nga cổ, hổ phách được phổ biến rộng rãi và gọi theo lối Hy Lạp cổ là elect hay electron. Các nhà khoa học nói rằng, ngày nay không có thị trấn cổ nào của Nga lại không khai quật thấy hổ phách.
Lộng lẫy phòng dát vàng
Cung điện Mùa Đông được xây dựng năm 1754 - 1762, là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của St.Petersburg trên khuôn viên rộng 90.000 m2. Cung điện do kiến trúc sư Bartolomeo Rastrelli thiết kế theo yêu cầu của Hoàng Hậu Elizabeth theo phong cách nghệ thuật Baroque.
Cung điện Mùa Đông (nay là Bảo tàng quốc gia Hermitage) thuộc hạng công trình bề thế nhất trên thế giới, gồm hơn 700 căn phòng được trang hoàng lộng lẫy, được xây bằng chất liệu đá hoa cương nhập từ Italia, Phần Lan, là công sức của hơn 2.300 lao động miệt mài trong suốt 9 năm ròng.
Hermitage trưng bày và lưu trữ gần 3.000.000 hiện vật. Trong số đó có 15.000 tác phẩm hội họa nổi tiếng, 12.000 bức tượng, 620.000 bản khắc và tranh phác họa, 1.000.000 các phù điêu, tiền đồng và huy hiệu kỉ niệm.
Theo thống kê của các nhà chuyên gia, 16 năm là thời gian tối thiểu cần thiết để nghiên cứu toàn bộ các hiện vật trong bảo tàng này. Và để có một cuộc du ngoạn tương đối đày đủ trong Hermitagesẽ đi bộ với một hành trình dài khoảng 22km.
Một số bức tượng dát vàng làm nên vẻ đẹp lộng lẫy tại Cung điện Mùa hè (Saint Petersburg):
(Theo Vietnamnet)