Xung quanh cây sanh lịch sử này, có những câu chuyện bí ẩn, ly kỳ qua lời kể của bà Lê Thị Oanh đang sở hữu “báu vật xanh”.
Xung quanh cây sanh lịch sử này, có những câu chuyện bí ẩn, ly kỳ qua lời kể của bà Lê Thị Oanh đang sở hữu “báu vật xanh”.
Đẩy giá lên tới 14 tỷ
Có lẽ ở Huế, khi nhắc đến Ngô Đình Cẩn người ta thường nghĩ đến sự hiện diện của một “bạo chúa” với khu chín Hầm lịch sử, nơi tội ác được ghi dấu với những cảnh đọa đày ngục tù gông cùm giam cầm chiến sĩ bộ đội.
Tuy nhiên ở đây, tác giả lại “hồi tưởng” về Ngô Đình Cẩn qua một “hiện vật sống” là kỷ vật cây sanh bạc tỷ đang được “lưu giữ” tại tư gia ông Lê Đình Sự, tọa lạc tại đường Nguyễn Trường Tộ.
Chúng tôi đã liên hệ với một số chuyên gia về cây cảnh và được biết ở Huế, cây sanh của ông Cẩn được nhòm ngó nhiều nhất.
Điển hình nhất là ngay cả giới cây cảnh thủ đô cũng vào Huế lùng sục quyết có được cây sanh quý hiếm mà ông Lê Đình Sự đang sở hữu.
Theo lý giải, chuyện cây sanh của Ngô Đình Cẩn không phải là đề tài mới của giới thượng lưu mà bấy lâu nay vẫn là đề tài nóng bỏng cho những câu chuyện trà dư tửu hậu.
Sở dĩ, cây sanh được đẩy giá lên đến trên 14 tỷ bởi tính lịch sử của nó.
Bà Lê Thị Oanh, vợ ông Sự cho biết về đứa con “tinh thần” mà gia đình bà đang sở hữu. Trong ngôi nhà khá cổ kính được hình thành từ trước năm 1975 còn vương màu lịch sử, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi nghe bà “thuyết minh’ về nhân chứng sống - cây sanh của Ngô Đình Cẩn.
Ngày trước, khi nhà bà mới nhận căn nhà hiện tại ở đường Nguyễn Trường Tộ này, cây sanh ông Cẩn đã có từ lâu. Nhân chứng cho biết, ngay cả những người đầu tiên đặt chân đến đây cũng không biết rõ được niên đại thật của cây sanh này.
Căn nhà bà Oanh đang an cư, trước đây vốn là nhà rường cổ, được mọi người cho biết là nơi thư giãn của ông Ngô Đình Cẩn khi ông còn ở thời "vàng son". Căn nhà được giao lại cho vợ chồng ông Sự vì có công trong kháng chiến và dĩ nhiên ông Sự được tiếp quản luôn cây sanh "vô giá" mà hiện thời mọi người gọi là “sanh vàng”.
Cái thời miếng cơm chật vật, không có của ăn của để, cây sanh lại án ngữ chiếm phần nhiều diện tích trước nhà ông Sự bà Oanh, mọi người ai cũng bảo phá bỏ cây sanh đi mà trồng rau. Tuy nhiên, ông Sự nhất quyết không làm theo vì đó là nhân chứng lịch sử mà ông đã biết là của bạo chúa Ngô Đình Cẩn để lại.
Hàng xóm của ông Sự cho hay, ngày trước cây sanh tươi tốt đến mức lũ trẻ ngày nào cũng chạy nhảy leo trèo đùa giỡn trên đó. Trải qua tháng ngày, do sự bào mòn, sự tác động của con người, cây sanh quý ngày càng già cỗi và “lịch sử” hơn.
Cây sanh thời nguyên thủy được ông Lê Đình Sự tiếp quản được trồng ở phía trái căn nhà, trong một khuôn viên bọc toàn đá san hô mang dáng thế kỳ lạ. Theo quan sát của chúng tôi, cây sanh Ngô Đình Cẩn buông rễ xum xuê được bám vào những tảng đá có thế hàm ếch nhìn như một mê cung huyền bí.
Những chiếc rễ nhỏ như que tăm, màu mốc bạc trắng chứng tỏ tuổi đời già cỗi mà bất cứ dân chơi cây nào cũng đều mơ ước.
Châu báu dưới đế cây sanh?
Quanh chuyện cây sanh, người ta còn thêu dệt nên những câu chuyện tưởng chừng như chỉ có trong huyền thoại.
Có người thì cho rằng dưới đáy của cây sanh được dát một lớp xi măng trắng mát lạnh chứa nhiều vật dụng cổ quý hiếm do Ngô Đình Cẩn thời vàng son cất giấu.
Tuy nhiên, theo gia chủ thuyết lại, dưới đáy cây sanh quả thực đúng là có lát một lớp nền phẳng được kết cấu bao quanh long mạch phun lên từ lòng đất. Ngay cả mùa khô hạn, nước trong hồ nuôi cây sanh Ngô Đình Cẩn không bao giờ cạn.
Khi bước xuống bể cây này, một dòng nước mát khiến con người có một cảm giác dễ chịu khoan khoái. Còn chuyện châu báu, bạc vàng thì chỉ là những lời nói không có căn cứ bởi gia đình ông Sự bà Oanh nhiều lần đã tát cạn đáy hồ mà không thấy bạc vàng đá quý.
Cây sanh có một hình thù kỳ quái, các rễ cây bám theo thế chằng chịt vây lấy đá mẹ cổ uốn mình giữa những dải san hô hàm ếch khiến những ai lần đầu chiêm ngưỡng cây này đều thốt lên thích thú.
Khi chúng tôi hỏi về gốc tích cây sanh, bà Oanh cho biết, ngay từ thời chuyển vào Huế sau giải phóng, cây sanh đã được hình thành và phát triển tốt tươi. Sau hơn 30 năm, cây sanh bây giờ ít cành lá hơn.
Nghe tin đồn về cây sanh Ngô Đình Cẩn, giới bon sai khắp cả nước kéo về chiêm ngưỡng và thăm dò, trao đổi mua bán. Thậm chí, có nhiều ngày lượng người đến "đấu giá" cây sanh lên đến gần trăm người.
Biết rằng gia chủ vì quý mến cây sanh, không màng vật chất, quyết không bán nhưng giới cây cảnh vẫn làm giá lên đến bạc tỷ.
Một số chuyên gia săn cây cảnh còn làm giá đến mức sẵn sàng mua nguyên căn nhà mà vợ chồng ông đang ở bao kèm cây sanh lên đến 14 tỷ đồng. Không chỉ thế, nhiều người xung quanh còn cho biết, nhiều lần ông còn tỏ ra khó chịu khi hàng chục người kéo đến trả giá, kỳ kèo.
Không giống như những cây sanh quý ở Huế thuộc dòng dõi vua chúa bị các tay chơi cây cảnh ở Hà Nội vào mua với giá trên trời, cây sanh của ông Sự vẫn ngày đêm bám trụ trên dải san hô trong căn nhà xuống cấp trầm trọng. Chính sự "gàn dở" của chủ nhân khiến cho giá trị cây sanh Ngô Đình Cẩn ngày càng cao.
Truyền cho đời con
Hiện tại, ông Sự đang sống ở một căn nhà tại xã Bình Thành, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Một tháng ông về Huế một lần để sinh hoạt Đảng, còn thời gian còn lại ông trồng rau, nuôi cá chạy chợ… kiếm từng đồng bạc.
Bà Oanh cho nói: “Cây sanh gắn bó với gia đình chúng tôi đã từ lâu rồi, chúng tôi xem nó như một phần lịch sử gắn liền với vui buồn gia đình. Người ta đến hỏi mua nhưng trước sau như một chúng tôi nhất quyết không bán, giàu thì giàu rồi, khó thì khó rồi… sau này nếu hết đời các con tôi sẽ thay ba mẹ nâng niu chăm sóc cây sanh cổ này”.
Ngô Đình Cẩn sinh trưởng trong một gia đình quan lớn trong triều đình Huế. Dòng tộc Ngô Đình vốn có gốc gác từ vùng Sơn Tây, sau những đợt Nam tiến mà di dân vào châu Bố Chính, sống ở làng Xuân Dục, nay thuộc xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Ngô Đình Cẩn là một nhân vật chính trị đặc biệt gian ác, khét tiếng tàn bạo, giết người không ghê tay. Tên tuổi lịch sử của ông gắn liền với ngục Chín Hầm – một nơi biệt giam nằm ngoài hệ thống nhà tù của chế độ thực dân, đế quốc từ trước đến nay trên đất nước ta.
Thời còn sống, ông Ngô Đình Cẩn có thú chơi bonsai, vì vậy, hiện tại có một số tài liệu cho rằng ở Huế vẫn còn một cây cốc hồng độc nhất vô nhị ở Việt Nam cũng thuộc sở hữu của ông Cẩn thời xưa đang ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
(Theo Phunutoday)