Tính đến chiều 9/11, đã có 24 người chết và mất tích do ảnh hưởng của mưa lũ, tăng tới 17 người so với hai ngày trước.
> Thừa Thiên Huế: Sau lũ xuất hiện hàng ngàn điểm sạt lở, đường bong tróc
> Chùm ảnh thành phố Huế bị nước lũ vây quanh
>Thừa Thiên Huế tiếp tục chìm trong nước lũ
Tính đến chiều 9/11, đã có 24 người chết và mất tích do ảnh hưởng của mưa lũ, tăng tới 17 người so với hai ngày trước.
Bản tin cuối ngày 9/11 của Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung bộ cho biết, lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Bình Định đang xuống.
Trong khi đó, các hồ chứa thủy điện như Bình Điền, Hương Điền (T.T.Huế); A Vương, Sông Tranh 2 (Quảng Nam); Sông Ba Hạ (Phú Yên); Ya Ly, Plei Krông (Kon Tum); Sê San 4, Sê San 4A (Gia Lai) ... vẫn tiếp tục xả lũ. Một số hồ chứa thủy lợi, ở miền Trung và Tây Nguyên đã đầy, gần đầy và đang xả lũ điều tiết nên tình trạng ngập lụt ở vùng trũng, đồng bằng chưa giảm.
Trước những tổn thất nặng nề, Quảng Nam đã đề nghị Trung ương hỗ trợ 40 tỷ đồng, 2.000 tấn gạo, 200 tấn giống lúa, 20 tấn ngô, 5 tấn giống rau màu, giúp người dân sớm khắc phục hậu quả và sản xuất vụ Đông Xuân 2011-2012 sắp tới.Tại Quảng Trị, nhiều trường học đã phải đóng cửa. Tính đến chiều 9/11, đã có 24 người chết và mất tích do ảnh hưởng của mưa lũ, tăng tới 17 người so với 2 ngày trước.
Trung tâm Phòng chống Lụt bão miền Trung- Tây Nguyên cho biết, đến ngày 9/11, 6 tàu của TP. Đà Nẵng đã gặp sự cố, trong đó có 3 tàu bị chìm, 3 tàu bị đứt cáp trôi dạt, không có thiệt hại về người. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã điều động 1 tàu, 1 ca nô cùng 10 cán bộ chiến sĩ và trưng dụng 1 tàu kéo đang thi công cầu Rồng cứu kéo được 3 tàu bị trôi dạt vào bờ và kêu gọi được gần 1.000 tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn.
Hiện Quảng Ngãi vẫn còn 673 tàu với 5.765 lao động đang hoạt động trên biển; trong đó có 11 tàu với 158 lao động nằm trong vùng nguy hiểm. Bình Định có 97 tàu với 682 lao động đang hoạt động trên vùng biển từ Quảng Ngãi trở ra.
(Theo Đất Việt)