UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận về nguyên tắc đề nghị của Sở QH - KT về vị trí, hướng tuyến đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.
UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận về nguyên tắc đề nghị của Sở QH - KT về vị trí, hướng tuyến đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.
Trong đó có chi tiết đường đi qua địa bàn các xã Thạch Hòa, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trang, huyện Thạch Thất.
Theo đề xuất của của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, vị trí, hướng tuyến đường đi qua địa bàn các xã Thạch Hòa, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trang, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Điểm đầu (Km 0) tại ngã tư Hòa Lạc (nút giao giữa Đại lộ Thăng Long và QL21) và điểm cuối (Km 13+050) tại điểm tiếp giáp với điểm đầu của đoạn tuyển thuộc tỉnh Hòa Bình (cầu Đông Ngô).
Cụ thể, đoạn Km0 đến Km 6+700: tuyến đi trùng với đường Hòa Lạc - Làng Văn hóa mới được xây dựng giai đoạn I thuộc các xã Tiến Xuân, Thạch Hòa, Yên Bình (huyện Thạch Thất). Tuyến này có mặt cắt ngang điển hình rộng B=120m, bao gồm thành phần đường cao tốc rộng B=35,5m (6 làn xe); hai hành lang dự trữ hai bên đường cao tốc rộng 2x19,75m=39,5m; đường gom hai bên rộng 2x22,5m=45m (6 làn xe).
Đoạn Km 6+700 đến Km 8+00: Tuyến rẽ trái tách khỏi đường Hòa Lạc - Làng Vãn hóa, cắt đường Hồ Chí Minh tại Km 7+400. Tuyến đi qua phía bắc khu căn cứ hậu cần Ba Vì và tránh khu vực đóng quân của Tiểu đoàn l6 -Trường SV quan Lục quân. Tuyến này trong phạm vi nút giao liên thông dự kiến. thành phần đường cao tốc rộng 35,5m (6 làn xe); đường gom hai bên mỗi bên mặt đường rộng 0,5m (nền đường rộng 12m).
Đoạn Km 8+540 đến Km 13+050: Tuyến theo chân núi bờ trái sông Cò thuộc các xã Yên Bình, Yên Trung (huvện Thạch Thất). Đoạn Tù Km8+540 - Kml 3^050. Tuyến này do đi qua địa hình đồi núi khó khăn nên bề rộng mặt cắt thay đổi theo điều kiện đắp cao, đào sâu. Trong đó phần đường cao tốc rộng B-33m (6 làn xe); Dải đất dự trữ bên trái đường cao tốc rộng 19,75m; đường gom bên phía nam được bố trí liên tục đến hết phạm vi ranh giới với Hòa Bình kết nối với đường gom khu vực đô thị Yên Quang với quy mô rộng Bm=10,5m, hè phía nam rộng 0,4m, lề phía bắc đường rộng 1,0m. Đường gom phía bắc được bố trí tại các đoạn cần thiết với chiều rộng 5,5m (nền đường rộng 6,5m).
Đoạn tuyến Km 10+200 đến Km11 +050 tuyến đi vòng tránh qua đồi trực và khu vực bồn xăng dầu quân đội. Tuyến đi qua bên trái tránh khu dân cư xóm Hội và đến điểm cuối giáp ranh giữa Hà Nội và Hòa Bình tại vị trí cầu Đồng Ngô Km 12+964,988 (trùng km 13+050 đoạn qua tỉnh Hòa Bình).
Ngoài ra, theo đề xuất, tại Km2+880 dự kiến bố trí nút giao liên thông kết nối khu đô thị Đông Xuân, Tiến Xuân với khu Đại học Quốc gia. Tại Km4+450 dự kiến bố trí cầu vượt trực thông theo hướng đường cao tốc Hòa Lạc-thảnh phố Hòa Bình. Tại Km7+400 dự kiến bố trí nút giao liên hợp giữa đường cao Tốc Hà Nội - TP. Hòa Bình, đường Hồ Chí Mình và đường nối Trục Hồ Tây - Ba Vì kéo dài theo quy hoạch.
Theo nhận xét của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, về cơ bản vị trí hướng tuyến do Công ty cổ phần Xuất nháp khẩu Tổng hợp Hả Nội và cơ quan tư vấn Dự án nghiên cửu đề xuất được căn cứ vào hồ sơ thiết kế cơ sở của Dự án đã được Bộ GTVT thẩm định trước đây, đồng thòi có phối hợp khớp nối với các cơ quan liên quan của Bộ Xây dựng trong quá trình nghiên cứu lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Riêng đối với đoạn tuyến từ Km0 đến Km7+400, nghiên cứu của Dự án có đề xuất điều chinh quy mô là 120m) thu hẹp hơn so với định hướng của đồ án Quy hoạch chung xảy đựng Thủ đô (B=140m) do không phải bố trí dải đất lưu không ở gìữa lòng đường xe cao tốc (B=20m) để dành cho việc đặt tuyến cấp nước truyền dẫn từ Sông Đà về trung tâm thảnh phố (tuyến ông này đã được bố trí đặt tại dải đất dự trữ phía nam).
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, việc thu hẹp chiều rộng mặt cắt ngang điển hình là hợp lý, tiết kiệm được quỹ đất, không làm ảnh hường đến định hướng quy hoạch của tuyến đường và đã được Bộ Xây dựng thống nhất. Đối với đoạn tuyến từ Km6+700 đến Km8+00 có cắt qua khu vực nhà ở hiện có của quân đội và dân cư thôn Thạch Binh, để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của đường cao và thuận lợi cho việc tổ chức được nút giao thông liên thông hoàn chỉnh với đường Hồ Chí Minh, đường nối Trục Hồ Tây - Ba Vì kéo dài theo quy hoạch, thì phương án đề xuất là khả thi về giải phóng mặt bằng và đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật của nút giao.
Căn cứ ý kiến của các cơ quan liên quan, và kết quả kiểm tra thực địa, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thấy đề xuất của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội và đơn vị tư vấn có nhiều ưu điểm, cơ bản phù hợp với thiết kế.
(Theo VnMedia)