Theo GS-TS KH Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên& Môi trường, Hiến pháp năm 1959 từng chấp nhận sở hữu tư nhân đối với đất đai.
Theo GS-TS KH Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên& Môi trường, Hiến pháp năm 1959 từng chấp nhận sở hữu tư nhân đối với đất đai.
GS Võ nói: Sở hữu đối với đất đai là một loại hình sở hữu đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ, có một phần quyền sở hữu do nhà nước định đoạt, và một phần của người giữ đất thực hiện, dù anh có chấp nhận nó là sở hữu tư nhân, sở hữu toàn dân thì về bản chất vẫn như vậy. Người có đất không toàn quyền định đoạt trong tất cả các trường hợp.
Thưa ông, chúng ta quy định sở hữu toàn dân về đất đai trong khi các nước không có khái niệm này? Cần hiểu quy định này ra sao?
Thực ra Hiến pháp năm 1959 có định danh quyền sở hữu trong đó chấp nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Đến Hiến pháp năm 1980, chúng ta định nghĩa đất đai, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện quản lý. Hiến pháp năm 1992 cũng vậy.
Vì thế Luật Đất đai năm 2003 ra đời trong điều kiện phải quy định sở hữu toàn dân và không thảo luận thêm về vấn đề này.
Như vậy, Luật Đất đai năm 2003 xác định khái niệm sở hữu toàn dân của đất đai ở Việt Nam không khác gì quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở các nước. Thực chất, sở hữu tư nhân ấy ở các nước tư bản là một quyền hạn chế trong khi sở hữu toàn dân ở ta lại mở rộng quyền của người sử dụng đất. |
Luật Đất đai năm 2003 đã cụ thể hóa vấn đề sở hữu toàn dân là quyền về chiếm hữu, quyền về định đoạt và quyền về sử dụng. Quyền sử dụng thuộc về những người mà nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.
Quyền chiếm hữu thì gần như không nói tới vì chiếm hữu đối với đất đai là quyền rất mơ hồ. Còn quyền định đoạt, nhà nước chỉ định đoạt về quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất và mục đích sử dụng đất. Còn lại người sử dụng đất có tất cả các quyền đối với đất đai bao gồm từ chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế, góp vốn, tặng, cho…
Như vậy, Luật Đất đai năm 2003 xác định khái niệm sở hữu toàn dân của đất đai ở Việt Nam không khác gì quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở các nước. Thực chất, sở hữu tư nhân ấy ở các nước tư bản là một quyền hạn chế trong khi sở hữu toàn dân ở ta lại mở rộng quyền của người sử dụng đất.
Nhưng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Phạm Khôi Nguyên mới đây vẫn cho rằng, nên quy định đất đai thuộc sở hữu tư nhân. Viện nghiên cứu lập pháp cũng đang xem xét để đề xuất về vấn đề này, thưa ông?
Sửa đổi như vậy cũng là cần thiết cho phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính hội nhập cao hơn. Nhưng cần hiểu đây chỉ là sửa đổi về vấn đề câu chữ, thuật ngữ còn nội hàm về sở hữu toàn dân, chúng ta đã làm theo hướng sở hữu tư nhân rồi.
Liên quan đến quyền định đoạt đất đai của người sử dụng, rõ ràng nhiều trường hợp nhà nước thu hồi đất mà không cần biết người dân có đồng ý hay không, quan điểm của ông ra sao?
Hiện nay đúng là có chuyện một số nơi, đang lạm dụng việc nhà nước thu hồi đất, nhưng tôi khẳng định việc này không liên quan câu chuyện sở hữu. Chúng ta đừng tưởng sở hữu toàn dân thì nhà nước có quyền này một cách rất thoải mái.
Luật Đất đai năm 2003 quy định rõ những trường hợp nào thì nhà nước mới thu hồi, cụ thể nhà nước chỉ thu hồi đất khi thực hiện các dự án đầu tư có vốn 100% của nước ngoài; các dự án xây dựng hạ tầng chung; các dự án phục vụ cho quốc phòng, an ninh, phục vụ mục đích công cộng. Chỉ có điều khi thực hiện luật, nhiều nơi tự tiện mở rộng quyền này.
Vấn đề cần sửa là cơ chế thu hồi đất. Nhà nước không thể lấy đất của người này mang cho người kia vì mục đích kinh tế của chính người được đất, bất chấp người bị mất đất có đồng ý hay không. Cám ơn ông.
(Theo Tiền phong)