Tôi đứng tên trong sổ hộ khẩu và sổ đỏ của gia đình (tại quận Đống Đa, Hà Nội). Tôi muốn cho chị gái nhập vào hộ khẩu gia đình mình thì có ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu nhà và đất không? (Cao Đình Phương, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội)
Tôi đứng tên trong sổ hộ khẩu và sổ đỏ của gia đình (tại quận Đống Đa, Hà Nội). Tôi muốn cho chị gái nhập vào hộ khẩu gia đình mình thì có ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu nhà và đất không? (Cao Đình Phương, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội)
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú thì "Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú". Điều 19 Luật này cũng quy định: "Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản".
Bên cạnh đó, khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai có quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Theo những quy định nói trên thì nhà, đất đã mang tên anh có nghĩa nhà, đất này đã được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Như vậy, việc chị gái anh đăng ký thường trú tại nhà anh chỉ là việc xác định chỗ ở thường xuyên của người này và đăng ký với cơ quan Nhà nước.
Điều 24 Luật Cư trú cũng quy định: "Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân". Như vậy, sổ hộ khẩu chỉ có giá trị xác định nơi thường trú của chị gái anh chứ không phải là căn cứ để xác định quyền sở hữu tài sản tại nơi đăng ký
Công ty Luật Hồng Hà (80 Nguyễn Du, Hà Nội)