Nếu Nhà nước cung cấp đất sạch, hạ tầng thì DN có thể cung cấp ra thị trường chung cư có giá chỉ trên dưới 100 triệu đồng.
Nếu Nhà nước cung cấp đất sạch, hạ tầng thì DN có thể cung cấp ra thị trường chung cư có giá chỉ trên dưới 100 triệu đồng.
Nếu ngân hàng cho trả góp thì chỉ cần khoảng 30 triệu đồng ban đầu là mua được nhà.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty Vinalink Land tại buổi giao lưu “Doanh nghiệp bất động sản và giải pháp vượt khó” chiều 9/8 do Vneconomy tổ chức.
Nhiều người nêu bức xúc vì hiện tại giá nhà đất rất cao so với thu nhập của người dân, vậy giải pháp nào để nó trở về đúng với thu nhập của người dân? Có khả năng để người dân thu nhập thấp trung bình tiếp cận với giá nhà khi thu nhập chỉ tính bằng triệu đồng chưa đủ trang trải cho cuộc sống mà giá nhà lại đang tính bằng triệu đô?
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, giá nhà đất bao gồm tiền đất, tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng và hạ tầng. Đối với doanh nghiệp, muốn giảm giá thành thì chỉ có thể tác động vào phần chi phí xây dựng và hạ tầng. Nếu mạnh dạn áp dụng công nghệ mới thì có thể giảm được 25-30% giá thành xây dựng hiện tại.
Trong khi nếu có những nỗ lực từ phía Nhà nước nhằm hỗ trợ về tiền đất và sử dụng đất và hạ tầng thì giá bán đến người tiêu dùng sẽ giảm rất nhiều.
Ví dụ, nếu Nhà nước cung cấp đất sạch cùng hạ tầng đến tận chân công trình thì doanh nghiệp có thể cung cấp ra thị trường sản phẩm chung cư có giá chỉ trên dưới 100 triệu đồng. (Chung cư xây tối đa 5-6 tầng, căn hộ khoảng 30m2). Trong trường hợp có sự hỗ trợ của ngân hàng cho trả góp 70% trong vòng 15-20 năm thì người mua chỉ cần bỏ ra khoảng 30 triệu đồng là đã có nhà ở.
Ông Nguyễn Hoàng Nam, Giám đốc Sàn bất động sản Info cho rằng cấu thành giá của BĐS bao gồm ba yếu tố chính; tiền đất, chi phí xây dựng và lợi nhuận doanh nghiệp.
Có thể nói giá BĐS ở Việt Nam đang cao vì cả 3 yếu tố này đang cao.
Đối với doanh nghiệp, nhất là trong tình hình thị trường khó khăn như thời điểm hiện tại thì việc giảm chi phí xây dựng cũng như tính toán mức độ lợi nhuận hợp lý là các yếu tố rất quan trọng để dần đưa giá bất động sản về giá trị thực của nó.
Thị trường BĐS đang dư thừa nhiều sản phẩm như các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập rất nhiều trong thời gian vừa qua. Nhưng có một nghịch lý là có rất nhiều người dân đang thiếu nhà ở. Vấn đề ở chỗ chưa có một quy hoạch tổng thể cũng như chi tiết về phân khúc nhà ở. Các chủ đầu tư đã và đang tập trung quá nhiều vào các phân khúc cao cấp, sang trọng nhưng quá ít các BĐS phù hợp với khả năng thanh toán của người dân.
Liê%3ḅu các DN BĐS hiện nay có còn “siêu lợi nhuận” như vài ba năm trước nữa hay không bởi nhiều DN BĐS kêu khó nhưng cũng không ít doanh nghiệp khác vẫn nhăm nhe xin dự án? Ông Phan Thành Mai Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khẳng định: Câu trả lời là "không".
Trong vòng ba quý qua, lượng hàng tồn kho các căn hộ để bán liên tục tăng, tại thị trường Hà Nội là trên 100.000 căn, tại Tp.HCM là 47.000 căn vào thời điểm cuối quý 2/2012. Đồng thời khả năng hấp thụ của thị trường chỉ là 7%.Giá bán của các căn hộ cũng giảm, là 50% với thị trường Tp.HCM và tại Hà Nội là khoảng 40%. Theo tính toán của các chuyên gia, với giá bán hiện nay, giá trị hiện tại ròng (NPV) của các dự án đầu tư đang ở ngưỡng 0 hoặc <0. Tức là dự án không còn hiệu quả, đồng nghĩa với giá bán đã thấp hơn với suất đầu tư ban đầu.
Tuy nhiên trên thực tế, do nhiều áp lực khác nhau các chủ đầu tư đã phải hạ giá nhằm cắt lỗ, để trả lãi và gốc các khoản vay từ trước. Trong khi rất nhiều các dự án đang khó khăn về nguồn vốn để duy trì, thì có một số doanh nghiệp khác thực sự có năng lực về tài chính đã bắt đầu tìm kiếm các cơ hội để đón đầu một chu kỳ mới của thị trường sau khi suy thoái. Các doanh nghiệp này hoặc đã thoát ra trước cuộc khủng hoảng của thị trường hoặc đã tiếp cận được với nguồn vốn mới trong và ngoài nước.
Ông Mai cũng cho rằng, thị trường BĐS theo quy luật của tự nhiên sau một chu kỳ suy thoái sẽ tới chu kỳ phục hồi. Doanh nghiệp nào duy trì và đón đầu được các cơ hội sẽ là những doanh nghiệp thành công trong giai đoạn mới.
(Theo Infonet)