logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Gần 40.000 căn hộ tại dự án vi phạm,Hà Nội xử lý thế nào?

Chính sách - Quy Hoạch

09:13 | 13/06/2017

Kết quả rà soát hoạt động xây dựng các dự án tại TP. Hà Nội giai đoạn 2015 - 2017 cho thấy, cơ quan chức năng và chính quyền đã buông lỏng quản lý, dẫn đến hơn 60% dự án đã triển khai có hành vi vi phạm, khiến TP. Hà Nội phải vận dụng tối đa các quy định để giải quyết quyền lợi cho người dân.

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp
  • Ký Hiệu Các Loại Đất Trên Bản Đồ Địa Chính Việt Nam 2023
  • Đất TSC Là Gì? 4 Câu Hỏi Thường Gặp Về Đất TSC

vi phạm xây dựng
Nhiều dự án BĐS tại Hà Nội vi phạm xây dựng. Ảnh: Trần Hoàng.

Theo số liệu thống kê của Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội, tính đến hết tháng 4/2017, Sở đã tiếp nhận và thẩm định 279 dự án BĐS, với tổng số khoảng 178.278 căn hộ cần cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng). Trong tổng số 279 dự án tiến hành rà soát, số dự án có sai phạm là 173, chiếm trên 60% dự án. Số căn hộ cần cấp sổ hồng thuộc nhóm dự án vi phạm là 110.720 căn.

Các dự án vi phạm chia thành 3 nhóm gồm: sai phạm về xây dựng, quy hoạch (tự ý xây tăng số tầng, tăng số lượng căn hộ, xây dựng sai mật độ, xây sai diện tích xây dựng, tự ý chia tách nhỏ diện tích căn hộ,...), loại sai phạm này có 75 dự án; sai phạm về pháp nhân thực hiện dự án (chủ đầu tư tự ý chuyển nhượng dự án cho các nhà đầu tư thứ cấp, công ty mẹ chuyển nhượng dự án cho các công ty con mà không thực hiện đúng thủ tục theo quy định), loại sai phạm này có 65 dự án; sai phạm về nghĩa vụ tài chính (chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi điều chỉnh công năng sử dụng; điều chỉnh cơ cấu, diện tích xây dựng...), loại sại phạm này có 33 dự án.

Sau khi TP. Hà Nội cho phép khách hàng mua nhà có thể tự làm và nộp hồ sơ cấp sổ hồng khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, hiện Sở Tài nguyên & Môi trường đã cấp sổ cho 74.438 căn hộ, số căn hộ chưa được cấp sổ là 36.282. Theo thông tin từ Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, những dự án vi phạm đã được cấp sổ đỏ tập trung chủ yếu tại các quận Hà Đông, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, trong đó có khá nhiều dự án thuộc hàng chung cư cao cấp.

Đối với 36.282 căn hộ chưa được cấp sổ đỏ, Sở Tài nguyên & Môi trường kiến nghị TP. Hà Nội cho phép Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội áp dụng các biện pháp tháo gỡ cấp bách nhằm giải quyết dứt điểm các quyền lợi hợp pháp của người dân. Cụ thể, tiếp tục tiếp nhận vầ thẩm định hồ sơ pháp lý dự án, rà soát tổng hợp trình Sở Tài nguyên & Môi trường các dự án có sai phạm báo cáo TP chỉ đạo có phương án xử lý chủ đầu tư. Tiếp nhận hồ sơ, trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp sổ đỏ đối với những căn hộ tại các dự án có sai phạm chưa được cấp sổ đỏ, nhưng người mua nhà đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với chủ đầu tư mà không chờ kết quả xử lý sai phạm của các ngành.

Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội cho biết, căn hộ thuộc nhóm dự án vi phạm chưa được cấp sổ hồng phần lớn nằm trong danh sách 50 dự án vừa được đoàn thanh tra liên ngành kết luận vi phạm. Chủ đầu tư vi phạm buộc phải thực hiện những biện pháp khắc phục, đặc biệt là thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với sai phạm trong vòng 90 ngày, kể từ khi TP. Hà Nội có văn bản yêu cầu xử lý. Quá thời hạn trên, cơ quan chức năng có thể đề nghị phong tỏa tài khoản, công khai tên doanh nghiệp vi phạm, kiến nghị TP không giao tiếp dự án. Xử lý chủ đầu tư và cấp sổ cho người mua là hai việc tách biệt, Sở Tài nguyên & Môi trường đang đẩy nhanh tiếp nhận hồ sơ để cấp sổ đối với khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Theo Tiền phong Online

Bài viết cùng chủ đề

  • Hà Nội thành lập thêm 2 cụm công nghiệp lớn

    Hà Nội thành lập thêm 2 cụm công nghiệp lớn

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Sẽ loại bỏ quy hoạch sân golf trong thời gian tới

    Sẽ loại bỏ quy hoạch sân golf trong thời gian tới

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Tp.HCM: Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các KCN

    Tp.HCM: Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các KCN

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội: Thành lập trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc UBND cấp quận/huyện

    Hà Nội: Thành lập trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc UBND cấp quận/huyện

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Đầu tư gần 4.000 tỷ đồng nâng cấp cảng hàng không Điện Biên

    Đầu tư gần 4.000 tỷ đồng nâng cấp cảng hàng không Điện Biên

    Chính sách - Quy Hoạch
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop