Từ
nay đến năm 2030, Hà Nội cần phải xây dựng thêm gần 1.600 trường học
các cấp mới có thể đáp ứng đủ về nhu cầu học hành của các thế hệ tương
lai.
Từ nay đến năm 2030, Hà Nội cần phải xây dựng thêm gần 1.600 trường học các cấp mới có thể đáp ứng đủ về nhu cầu học hành của các thế hệ tương lai.
Theo quy hoạch chung và dự báo quy mô dân số của thành phố Hà Nội đến năm 2020 là 7,4 triệu người, năm 2030 là 9,5 triệu với yêu cầu diện tích tối thiểu là 8m2/học sinh nội thành và ngoại thành là 15m2/học sinh thì từ nay đến năm 2030 toàn thành phố cần xây dựng thêm gần 1.600 trường học các cấp, trong đó trường mầm non là 1.014, tiểu học 310, trung học cơ sở 138 và 136 trường trung học phổ thông.
Để tránh tình trạng quá tải, thiếu trường học, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ có chế tài cụ thể buộc chủ đầu tư dự án đô thị mới phải tiến hành đồng bộ cả xây dựng trường học và cơ sở hạ tầng khác phục vụ dân sinh cho khu đô thị mới.
Tại các khu trung tâm thành phố, Hà Nội cũng đã phân cấp quản lý để các quận huyện phải chịu trách nhiệm trong việc để thiếu trường công lập.Cụ thể, phường, xã, quận, huyện nào thiếu trường tiểu học, mẫu giáo thì chủ tịch quận, huyện phải có trách nhiệm tìm địa điểm, bố trí kinh phí, chỉ đạo đầu tư... để xây dựng.
Trong quá trình thực thi nếu khó khăn, vướng mắc hoặc những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân Thành phố thì phải báo cáo, đề xuất để có hướng xử lý kịp thời, còn đối với những vấn đề gì thuộc các ngành thì phải phối hợp với nhau trên tinh thần trách nhiệm, thiết thực và hiệu quả để giải quyết.Những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã có chủ trương là đối với những dự án di dời phải ưu tiên xây dựng hạ tầng xã hội, sau khi đã cân đối đủ hạ tầng xã hội mới cho phép xây dựng nhà ở.
Do chưa kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết về cân đối hạ tầng xã hội nên dẫn đến tình trạng quá tải ở các trường học mầm non ở các khu đô thị mới như hiện nay.
(Theo Vietnam+)