Ngày 21/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nhiều ý kiến đánh giá, nghị quyết này ra đời lúc này là hết sức cấp thiết nhằm chữa trị “cục máu đông” nợ xấu. Đặc biệt, nghị quyết này đã giải phóng được tài sản bảo đảm là BĐS.
Hàng loạt dự án BĐS bị “trùm mền” đang có cơ hội hồi sinh.
Lãi suất vay, dự án “trùm mền”… có thể giảm
Theo báo cáo của ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước Quốc hội, tính đến cuối năm ngoái, nếu tính tổng cả nợ xấu nội bảng, nợ có nguy cơ tiềm ẩn và nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam chưa được xử lý thì tổng nợ xấu trong toàn hệ thống là 10,08%, tương đương 600.000 tỉ đồng.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cũng cho biết, nợ xấu trên bao gồm hơn 90.000 tỉ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản và có liên quan mật thiết đến thị trường BĐS và những ngành có liên quan đến BĐS. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc có nhiều dự án BĐS bị “trùm mền”. Riêng Tp.HCM đang có khoảng 500 dự án bị ngừng triển khai. Vì vậy, nếu triển khai nghị quyết về nợ xấu thì sẽ giúp khai thông và làm "sống lại: những dự án này.
TS. Trần Hoàng Ngân, chuyên gia tài chính ngân hàng và là đại biểu Quốc hội Tp.HCM nhận định: Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là nghị quyết về xử lý nợ xấu sẽ có tác động lên nền kinh tế nói chung, giúp giảm chi phí cho xã hội đồng thời hỗ trợ giảm lãi suất ngân hàng. Quan trọng là nó sẽ giúp làm lưu động hóa các tài sản bất động, tức là các tài sản xưa nay không được xử lý, không chuyển nhượng, không thanh lý… vẫn nằm ì một chỗ.
“Đây là một điểm sáng cho thị trường BĐS, giúp giảm đi các dự án dở dang. Những tòa nhà bị “đắp chiếu” sẽ giảm đi, sự lãng phí của toàn xã hội sẽ được giảm thiểu. Bên cạnh đó, tôi cho rằng lãi suất sẽ giảm khoảng 1%, dẫn tới cả doanh nghiệp, người đi vay và ngân hàng sẽ cùng được lợi. Mặt khác, nghị quyết này được thông qua sẽ làm tăng thêm niềm tin của nhà đầu tư, giúp lãi suất thị trường mềm hơn và qua đó hỗ trợ cho thị trường chứng khoán”, ông Ngân phân tích.
Nghị quyết xử lý nợ xấu không phải cây đũa thần
Tuy đánh giá cao tác động của Nghị quyết nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng nó không phải là cây đũa thần, không phải là chìa khóa vạn năng. Bởi để bán được khoản nợ xấu “khủng” đang ám ảnh nhiều ngân hàng không phải là điều dễ dàng.
Mặt khác, nghị quyết cũng trao thẩm quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho tổ chức tín dụng. Đây là một trong những vướng mắc được quan tâm nhất hiện nay vì nó sẽ khiến các khoản nợ xấu chậm được giải quyết.
Ông Trương Anh Tú, Giám đốc kinh doanh của Công ty BĐS Phúc Khang nhận xét: Mặt tích cực của nghị quyết này là ngân hàng sẽ được chủ động trong việc thu hồi nợ xấu nhưng có thể sẽ làm phát sinh nhiều đơn thưa kiện từ phía khách hàng. Bởi sẽ xảy ra trường hợp khách hàng tiếc của và phủ nhận toàn bộ quá trình thông báo nợ xấu mà ngân hàng đã thực hiện.
"Vì vậy, để tránh phát sinh những vấn đề kiện tụng giữa ngân hàng và khách hàng thì cần thực hiện quy trình giao dịch xử lý nợ xấu một cách chặt chẽ, chi tiết và rất cụ thể. Nếu việc thực hiện quy trình xử lý nợ xấu giữa ngân hàng và khách hàng không được minh bạch thì tài sản mà khách hàng đã thế chấp cho ngân hàng có thể sẽ bị bán thấp hơn giá trị thực”, ông Tú cảnh báo.
Tán đồng với quan điểm này, một số chuyên gia cũng cho rằng nghị quyết này chỉ tháo gỡ nút thắt, hỗ trợ cho xử lý tài sản thế chấp cầm