logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Khu dân cư độc chiếm vỉa hè

Chính sách - Quy Hoạch

13:39 | 12/04/2017

Nhiều khu dân cư rào vỉa hè ra đến tận mép đường bằng các chậu cây, ghế đá và cả hàng rào bằng sắt.

  • Thủ tục, thuế phí khi chuyển quyền sử dụng nhà đất từ mẹ sang con gái?
  • Những trường hợp không phải đóng thuế khi chuyển nhượng nhà đất
  • VCCI phản đối kiến nghị đánh thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất
xây hàng rào trên vỉa hè
Xây hàng rào trên vỉa hè (đường số 10, phường Hiệp Bình Chánh,
quận Thủ Đức, TP HCM).

Trong khi các quận, huyện ở TP HCM đang đồng loạt ra quân chấn chỉnh lòng đường, vỉa hè thì một số khu dân cư mới hình thành tìm đủ cách lấn chiếm vỉa hè.

“Hàng rào” trên vỉa hè

Tại tuyến đường Diệp Minh Châu (phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú), sáng 11/4, chúng tôi ghi nhận vỉa hè tuyến đường này có bề rộng gần 4 m nhưng nhiều chủ nhà kê ghế đá, chậu cây cảnh thành hàng dài chiếm gần hết.

“Buổi sáng đi tập thể dục, tôi toàn phải chạy dưới lòng đường. Họ cứ rào cây lại như vỉa hè là sân trước nhà của họ vậy” - ông Nguyễn Hữu Tài (ngụ đường Diệp Minh Châu) bức xúc. Ông Tài cho biết cảnh lấn chiếm vỉa hè nghiêm trọng nhất là ở hẻm 54 Diệp Minh Châu, nhiều nhà biến vỉa hè rộng khoảng 1 m thành nơi trưng bày cây. Không chỉ người dân, ngay cả trụ sở Công an phường Tân Sơn Nhì cũng trưng bày nhiều chậu cây kiểng trên vỉa hè.

Cách đó không xa là đường Nguyễn Thế Truyện, hàng loạt nhà dân cũng lấn chiếm vỉa hè, đặc biệt là tại hẻm 94 Nguyễn Thế Truyện, khiến hàng trăm học sinh học ở ngôi trường gần đó phải đi bộ dưới lòng đường.

Ở quận Thủ Đức, nhiều khu dân cư mới hình thành theo quy hoạch có vỉa hè rộng chừng 2 m cũng bị các hộ dân lấn chiếm. Đơn cử như khu nhà ở trên đường số 18, khu dân cư dọc bờ sông theo đường số 10 (phường Hiệp Bình Chánh) có vỉa hè rộng 1-2 m nhưng chỉ dành cho chủ nhà, nhiều căn nhà xếp chậu cây, kê ghế đá ra sát mép đường, thậm chí lập luôn hàng rào khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường cùng xe máy, ô tô.

Khu nhà ở tái định cư số 1110 Phạm Văn Đồng (khu phố 8, phường Linh Đông, quận Thủ Đức) được đưa vào sử dụng từ năm 2013, là nơi an cư của 32 hộ dân. Do đường nội bộ thấp hơn nền nhà khoảng 70 cm nên các hộ dân phải làm gờ dốc dẫn xe vào nhà ngay trên vỉa hè. Bà Trịnh Hy Sinh (ngụ nhà A10) cho biết ban đầu chỉ nhà A1 (nay là quán cà phê Phố Xưa) bao quanh 3 mặt vỉa hè làm chỗ ngồi cho khách và chiếm dụng lòng đường làm bãi đậu xe. Sau đó, các hộ dân khác thấy không bị xử lý nên mới làm theo.

“Có hộ dựng hàng rào thép B40 quanh phần vỉa hè phía trước nhà, hộ thì nâng vỉa hè lên bằng nhà làm chỗ để đồ đạc, hộ nào hiền hơn thì chỉ làm dốc dắt xe. Phía dưới vỉa hè là hạ tầng ngầm như dây điện, cáp viễn thông và đường ống cấp nước. Vừa rồi, một số nhà bị hư ống nước phải đào tung phần lấn chiếm mới sửa được” - bà Sinh dẫn chứng.

Vận động, nhắc nhở là chính

UBND phường Linh Đông đã gửi “tối hậu thư” yêu cầu các hộ dân khu nhà ở tái định cư số 1110 Phạm Văn Đồng phải tháo dỡ vật cản trên vỉa hè trước ngày 21-3, nếu không sẽ bị cưỡng chế. Tuy nhiên, chiều 11-4 quay lại đây, chúng tôi ghi nhận nhiều hộ dân vẫn chưa thực hiện. Một người dân cho biết nhiều chủ nhà muốn giải tỏa vỉa hè để khu dân cư được ngăn nắp nhưng nhiều hộ vẫn muốn giữ lại làm sân riêng. Nếu mặt đường được nâng cao thêm khoảng 50 cm nữa thì sẽ hạn chế được tình trạng độc chiếm vỉa hè.

Trong khi đó, bà Hứa Thị Hồng Đang, Chủ tịch UBND quận Tân Phú, cho biết sẽ yêu cầu lãnh đạo phường Tân Sơn Nhì kiểm tra một số tuyến đường mà Báo Người Lao Động phản ánh để vận động, nhắc nhở người dân không lấn chiếm vỉa hè. Theo bà Đang, hiện quận và các phường đang tập trung xử lý ở các tuyến đường điểm và trọng yếu của quận. Đối với các tuyến đường nhỏ, phường vận động người dân chấp hành chủ trương chung của TP. Sau khi làm xong các tuyến đường điểm, quận giao lại cho phường nhưng sẽ tái kiểm tra. Nếu phường làm không tốt, quận sẽ phê bình bằng văn bản chứ không phải nói cho qua. Hằng tháng, quận tổ chức họp để đánh giá lại xem phường nào làm được, phường nào còn vướng mắc những gì để quận tháo gỡ.

“Tùy theo vi phạm, quận sẽ áp dụng linh hoạt các quy định pháp luật để người dân hiểu và chấp hành, tránh tình trạng khiếu nại quyết định xử phạt” - bà Đang cho biết thêm.

Giao về khu phố

Ông Trần Minh Tú, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, cho biết hiện phường đang tập trung lực lượng xử lý ở các tuyến đường chính và những nơi có chợ tự phát, buôn bán lấn chiếm nhiều. Đối với các khu dân cư, phường đã phân công cán bộ địa chính rà soát lại theo hiện trạng để xác định phần đất nào thuộc vỉa hè, phần nào của cư dân. Từ đó, phường sẽ gửi thông báo yêu cầu người dân tháo dỡ, di chuyển vật cản trên vỉa hè. “Khi đã lấy lại được vỉa hè, phường sẽ giao về cho các ban điều hành khu phố quản lý. Nếu hộ nào tái lấn chiếm, khu phố sẽ nhắc nhở. Trường hợp chủ nhà vẫn tái lấn chiếm thì các tổ xử lý trật tự đô thị lập biên bản xử phạt với mức phạt 150.000 đồng” - ông Tú cho biết.

Theo Người Lao động

Bài viết cùng chủ đề

  • Bộ Xây dựng đồng ý thí điểm trả thanh tra về quận quản lý

    Bộ Xây dựng đồng ý thí điểm trả thanh tra về quận quản lý

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Cấp sổ đỏ cho nhà đất mua bán giấy tay

    Cấp sổ đỏ cho nhà đất mua bán giấy tay

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội: Duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai

    Hà Nội: Duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội điều chỉnh tổng thể quy hoạch khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ

    Hà Nội điều chỉnh tổng thể quy hoạch khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Đề xuất di dời nhà máy xe lửa Gia Lâm

    Đề xuất di dời nhà máy xe lửa Gia Lâm

    Chính sách - Quy Hoạch
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop