TP. Hà Nội đề nghị Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời hạn cho các khoản vay
vay “tối thiểu là 10 năm” và kéo dài thời hạn cho vay tối thiểu lên 15
năm.
TP. Hà Nội đề nghị Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời hạn cho các khoản vay vay “tối thiểu là 10 năm” và kéo dài thời hạn cho vay tối thiểu lên 15 năm.
Tại cuộc họp của UBDN TP. Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội về việc đẩy mạnh giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng cho bất động sản mới đây, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng đề nghị Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời hạn cho các khoản vay “tối thiểu là 10 năm” thay vì cứng nhắc ấn định thời hạn 10 năm, gây áp lực trả nợ đối với khách hàng mua nhà lần đầu.
Đồng thời, nới thời hạn cho vay tối thiểu lên 15 năm, thay vì quy định tối thiểu 10 năm như hiện nay.
Đặc biệt, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bổ sung đối tượng là người đã ký hợp đồng mua nhà thu nhập thấp, nhà xã hội trước ngày 7/1/2013, hiện đang đóng tiền theo tiến độ dự án cũng được phép vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng.
Liên quan đến thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các biện pháp nhằm giảm cung nhà ở thương mại.
Cụ thể, tạm dừng không triển khai tiếp các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị chưa giải phóng mặt bằng hoặc giải phóng mặt bằng dở dang đạt dưới 30% diện tích của dự án tại tất cả các địa phương trên cả nước theo danh mục mà các địa phương đã báo cáo theo yêu cầu của Chỉ thị 2196/CT-TTg ngày 6/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Các địa phương có ít dự án, trong khi vẫn có nhu cầu cấp bách về nhà ở thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ để cho phép tiếp tục triển khai; các dự án đã giải phóng mặt bằng trên 70%, đang thi công xây dựng dở dang, cho phép cơ cấu lại dự án theo hướng tăng căn hộ diện tích nhỏ dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; lựa chọn một số trong các dự án này để chuyển sang làm nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập thấp, công nhân lao động khu công nghiệp.
Đối với các dự án giải phóng mặt bằng dở dang đạt trên 30% và dưới 70% diện tích của dự án thì giao cho địa phương rà soát, đề xuất phương án hợp lý để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Với các dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp với nhu cầu và kế hoạch phát triển của địa phương thì yêu cầu chính quyền địa phương tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất có thời hạn và cho phép Chủ đầu tư tổ chức khai thác kinh doanh tạm (chuyển mục đích tạm thời: bãi đỗ xe, kho tàng...) không để đất trống và chỉ đầu tư tiếp khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
Theo Baodautu