Nằm trong khuôn khổ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hội thảo quốc tế với chủ đề "1000 năm Thăng Long - Hà Nội: Những dấu ấn kiến trúc qua năm tháng" đã được tổ chức với mong muốn những vấn đề về kiến trúc - quy hoạch Thủ đô sẽ được nêu lên và làm sáng tỏ để có cái nhìn toàn diện, thực tế hơn về bảo tồn và phát triển kiến trúc đương đại.
Nằm trong khuôn khổ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hội thảo quốc tế với chủ đề "1000 năm Thăng Long - Hà Nội: Những dấu ấn kiến trúc qua năm tháng" đã được tổ chức với mong muốn những vấn đề về kiến trúc - quy hoạch Thủ đô sẽ được nêu lên và làm sáng tỏ để có cái nhìn toàn diện, thực tế hơn về bảo tồn và phát triển kiến trúc đương đại.
"Bài toán hai ẩn"phát triển và bảo tồn
Nhìn lại kiến trúc Hà Nội 20 năm qua, vấn đề quan trọng nhất của Hà Nội bây giờ là quy hoạch một Thủ đô mở rộng và vấn đề đặc biệt của kiến trúc Hà Nội trong thế kỷ XXI là bản sắc. Chúng ta còn phải làm nổi bật tính chất Hà Nội trong nghệ thuật kiến trúc - đó là sự thanh lịch, là cái hồn của Hà Nội.
Về mối quan hệ giữa phát triển kiến trúc đương đại với bảo tồn và giữ gìn bản sắc, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm nhìn nhận, kiến trúc đô thị Hà Nội luôn là sự kết nối quá khứ với hiện tại, là nơi giao lưu của nhiều dòng văn hóa, song biết kế thừa có chọn lọc và cần khẳng định rằng đã tạo lập được bản sắc riêng, quỹ di sản kiến trúc phong phú tồn tại đến ngày nay.
Trăn trở với kiến trúc đương đại và con đường để đi tìm một hình tượng mới cho Hà Nội, KTS Nguyễn Thế Phương đánh giá Hà Nội là một thành phố gồm nhiều thành phần đô thị ghép lại với nhau. Kiến trúc đương đại Hà Nội cũng đang mang trên mình những dấu ấn vật chất của thời kỳ đô thị hóa đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, nhưng để có thể trở thành những hình tượng mới cho Hà Nội như Khu phố cổ, Khu Pháp thuộc… thì quả thật còn là một chặng đường rất dài.
Vượt qua nhữngthách thức hiện tại
KTS Manuel Der Hagopian, Tổng giám đốc Cty TNHH Group8asia đã phân tích và đối chiếu các chiến lược thiết kế mới của kiến trúc đương đại vào hoàn cảnh cụ thể của thành phố Hà Nội. Theo đó, Hà Nội là thành phố luôn vận động với các giá trị cần được gìn giữ, không cho phép các KTS được tự do sáng tạo như trước kia. Người KTS phải ý thức rằng, một giải pháp thiết kế công trình có thể được đánh giá cao ở hiện tại nhưng trong tương lai sẽ không còn phù hợp. Do đó phải có tầm nhìn xa và đặt công trình của mình vào quá trình phát triển và biến đổi không ngừng của thành phố.
Kiến trúc Hà Nội đang phải đối diện với nhiều thách thức. Mỗi khu vực có chủ thể riêng nhưng còn thiếu sự kết nối về không gian kiến trúc… Một đặc điểm nổi bật của Hà Nội là mật độ xây dựng rất cao, điều này buộc các KTS và các nhà hoạch định chính sách đô thị phải luôn tự xem xét và đổi mới mình để giữ các nét riêng của từng phân khu trong thành phố, tránh hiện tượng bão hòa và đại trà hóa công trình.
Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, Thăng Long - Hà Nội là Thủ đô có bề dày lịch sử nghìn năm, nơi hội tụ, kết tinh và tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa, tinh hoa của nhân loại; là đô thị đa tầng, đa hệ, chứa đựng trong mình bao ký ức, bao di sản di tích kiến trúc - văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá. Với việc, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới là minh chứng, khẳng định và càng làm rạng rỡ thêm giá trị lịch sử to lớn của Thăng Long - Hà Nội.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo hi vọng, qua hội thảo sẽ có nhiều ý kiến hay, giải pháp khả thi và mới mẻ để giúp cho Thành phố có các biện pháp tốt hơn, hiệu quả hơn trong công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch, quản lý kiến trúc, quản lý đô thị để Hà Nội luôn xứng đáng là Thủ đô nghìn năm văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững và giàu bản sắc.
(Theo KTĐT)