Tại Thông báo số 31/TB-VP, UBND TP Hà Nội đã cho phép chủ đầu tư là Tập
đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) bổ sung hạng mục xây nhà ở thương mại, mở
rộng kinh doanh vui chơi giải trí trong Công viên Yên Sở để thu hồi vốn.
Tại Thông báo số 31/TB-VP, UBND TP Hà Nội đã cho phép chủ đầu tư là Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) bổ sung hạng mục xây nhà ở thương mại, mở rộng kinh doanh vui chơi giải trí trong Công viên Yên Sở để thu hồi vốn.
UBND TP Hà Nội đã ghi nhận những khó khăn mà chủ đầu tư đang gặp phải do vướng mắc trong việc hoàn lại vốn đầu tư. UBND TP khẳng định những vấn đề vượt thẩm quyền, sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy và báo cáo Thủ tướng Chính phủ với tinh thần cùng nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn vướng mắc.
Liên quan đến chi phí đầu tư dự án Công viên Yên Sở, Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, UBND TP cho rằng, tổng dự toán của tất cả các hạng mục công trình sẽ được thẩm định và phê duyệt, chi phí đầu tư phải kiểm toán và thanh quyết toán đảm bảo đúng quy định. Riêng chi phí di chuyển đường điện, đền bù GPMB phải được phê duyệt và được khấu trừ vào tiền sử dụng đất theo đề nghị của Sở KH&ĐT. Đối với việc điều chỉnh quy hoạch Công viên Yên Sở, TP đồng ý điều chỉnh chức năng sử dụng đất của khu chức năng đô thị, bổ sung thêm chức năng nhà ở thương mại theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP. Về điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và chi phí phát triển Công viên Yên Sở, TP đề nghị nhà đầu tư chủ động đưa ra các phương án như: Giữ nguyên giấy chứng nhận đầu tư và bổ sung thêm các hoạt động kinh doanh vui chơi giải trí trong công viên để tạo thêm nguồn thu bù đắp chi phí đầu tư; nghiên cứu đề xuất các phương án theo hình thức BT, BOT, BTO… để làm việc với Sở KH&ĐT trước ngày 15/3. Giao cho UBND quận Hoàng Mai giải quyết dứt điểm các tồn tại về GPMB và tái định cư cho khu A Công viên Yên Sở xong trong quý II. Liên quan đến việc mở cửa Công viên Yên Sở, lãnh đạo Hà Nội giao Sở Xây dựng nghiên cứu những bất cập trong đề xuất của nhà đầu tư, quy chế hoạt động của công viên.
Theo KTĐT