Hà Nội được coi là địa phương có tỷ lệ nhà chung cư cao nhất nhưng mới chỉ đạt 16,64%. Số lượng dân tăng nhanh đột biến đang gây ra những khó khăn lớn trong việc lo có nhà cho người dân...
Hà Nội được coi là địa phương có tỷ lệ nhà chung cư cao nhất nhưng mới chỉ đạt 16,64%. Số lượng dân tăng nhanh đột biến đang gây ra những khó khăn lớn trong việc lo có nhà cho người dân...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, mật độ dân nội thành Hà Nội hiện nay là 25.000-36.000 người trên 1km2, TP. Hồ Chí Minh là 26.500 người, trong khi đó những đô thị nén của Singapore, Hồng Kông chỉ khoảng 6.500 người trên 1 km2. Ngoài ra, theo quy hoạch năm 1998 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thì bốn quận nội thành giữ mức độ 80 vạn dân. Nhưng hiện nay bốn quận nội thành Hà Nội đã là 1,2 triệu dân.
Việc tăng dân cư một cách đột biến vừa là áp lực cho giao thông cũng là áp lực cho nhà quản lý về chỗ ở. Bởi, cũng theo thống kê, tại khu vực đô thị cơ cấu nhà ở còn chưa hợp lý, tâm lý muốn sở hữu nhà ở, muốn ở nhà thấp tầng gắn với đất còn phổ biến, vì vậy tỷ trọng nhà ở chung cư chỉ chiếm 1,23% tổng số nhà ở cả nước. Hà Nội là địa phương có tỷ lệ nhà chung cư cao nhất nhưng mới đạt tỷ lệ 16,64%, trong khi đó tại TP Hồ Chí Minh tỷ lệ nhà chung cư mới đạt 6,13%; tỷ lệ số hộ dân đi thuê nhà để ở tại khu vực đô thị mới đạt 14%, thấp hơn nhiều so với số hộ có sở hữu nhà ở.
“Hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng phát triển nhà ở thương mại cao cấp, diện tích lớn để bán với giá cao cho những người có thu nhập cao mà chưa quan tâm phát triển các loại căn hộ có diện tích nhỏ, có giá bán phù hợp với đại bộ phận người dân có thu nhập thấp và trung bình. Việc thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở để cho thuê gặp rất nhiều khó khăn”, Bộ trưởng Trình Đình Dũng chia sẻ tại tờ trình Đề án Chiến lược phát triển nhà đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
Một số dự án phát triển nhà ở được triển khai chưa xuất phát từ quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà ở. Công tác thống kê, cập nhật thông tin, dự báo nhu cầu về nhà ở thiếu chính xác, công tác xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng nguồn cung cấp nhà ở của thị trường chưa đáp ứng phù hợp với nhu cầu của các tầng lớp dân cư.
Tiến về lượng, nhưng hộ sử dụng dưới 5m2/đầu người vẫn cao
Theo thống kê của Bộ Xây dưng, trong 10 năm vừa qua (tính đến thời điểm Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009), số lượng và chất lượng nhà ở của cả nước đã có bước tiến vượt bậc.
Tổng diện tích nhà ở tăng thêm 706 triệu m2, nâng tổng quỹ nhà ở cả nước đến thời điểm năm 2009 đạt 1.415 triệu m2 sàn, tăng gần gấp đôi so với năm 1999 (trong đó tại khu vực đô thị là 476 triệu m2 và khu vực nông thôn là 939 triệu m2).
Diện tích nhà ở bình quân toàn quốc tính theo đầu người tăng từ 9,7 m2/người (năm 1999) lên 16,7 m2 sàn/người (năm 2009), trong đó tại khu vực đô thị là 19,2 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn là 15,7 m2 sàn/người.
Chất lượng nhà ở ngày được nâng cao, tỷ lệ nhà ở kiên cố tăng từ 12,8% (năm 1999) lên 46,77 % (năm 2009); trong 10 năm vừa qua, tỷ lệ nhà ở đơn sơ giảm từ 22,64% xuống còn 7,4%.
Quy mô diện tích căn hô%3ḅ bình quân cũng tăng hơn so với 10 năm trước đây, hiê%3ḅn nay cả nước đã có trên 51% số căn hộ trên phạm vi cả nước có diện tích từ 60 m2 trở lên.
Trong 10 năm qua, hàng triệu lượt hộ gia đình, cá nhân đã được nhận sự hỗ trợ của Nhà nước để cải thiện nhà ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể là đã có trên 10.800 người là lão thành cách mạng và 45.000 người có công với cách mạng được hỗ trợ khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc được giao đất làm nhà ở; đã hỗ trợ khoảng 373.400 hộ đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện nhà ở theo Chương trình 134; đã xây dựng được khoảng 900.000 căn nhà tình nghĩa; đã hỗ trợ cải thiện nhà ở cho khoảng 330.000 hộ nghèo thuộc khu vực nông thôn có khó khăn về nhà ở theo Chương trình 167; đã hoàn thành hỗ trợ trên 130.600 hộ dân có nhà ở an toàn trong các cụm, tuyến dân cư vượt lũ thuộc Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu long Giai đoạn I...Các chương trình này vẫn đang được tiếp tục triển khai thực hiện trên địa bàn cả nước theo quy định.
Mặc dù tốc độ phát triển nhà ở đạt tốc độ cao trong thời gian vừa qua, nhưng vẫn còn không ít hộ gia đình phải sống trong các căn nhà chật hẹp, chất lượng kém. Hiện nay, cả nước vẫn còn 7,42% nhà đơn sơ, tương ứng với hơn 1,6 triệu căn nhà và khoảng 1,7 triệu căn nhà thiếu kiên cố; còn 10,64% (tương đương 2,2 triệu hộ gia đình) có diện tích nhà ở dưới 30 m2/căn, trong đó tỷ lệ căn hộ có diện tích quá chậtt hẹp dưới 15 m2 chiếm 2,38%, riêng khu vực đô thị là 4,0%. Cả nước vẫn còn hơn 770.000 hộ gia đình có diện tích nhà ở bình quân dưới 5 m2/người và hơn 4,6 triệu hộ gia đình có diện tích nhà ở bình quân từ 6-10 m2 /người.
(Theo VnMedia)