Theo tính toán ở Hà Nội, với mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 15 triệu đồng/năm và giá nhà ở khoảng 300 triệu đồng, thì phải ít nhất 20 năm mới mua được nhà, đấy là chưa tính việc phải chi tiêu vào rất nhiều khoản khác.
Theo tính toán ở Hà Nội, với mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 15 triệu đồng/năm và giá nhà ở khoảng 300 triệu đồng, thì phải ít nhất 20 năm mới mua được nhà, đấy là chưa tính việc phải chi tiêu vào rất nhiều khoản khác.
Đó là một trong yếu tố tạo nên "bức tường ngăn cách" khiến người thu nhập thấp khó mua nhà ở. Nhiều người cho rằng, việc chưa xử lý hài hoà những mâu thuẫn thì khó có thể tìm ra hướng giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp. Đó là mâu thuẫn giữa việc đáp ứng nhu cầu cấp bách của số lượng khá lớn các hộ dân cư thu nhập thấp với nguồn lực hạn chế của gia đình họ cũng như của toàn xã hội. Đối với người thu nhập thấp thì nhu cầu này khó có thể được thực hiện với nguồn lực của cá nhân họ.
Ông Tô Xuân Dân, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế xã hội Hà Nội cho rằng, với những người thu nhập thấp thì phần lớn thu nhập của họ được tiêu dùng vào những nhu cầu cấp bách hơn như ăn, mặc đi lại, thuê chỗ ở... và họ cũng phải rất vất vả mới bảo đảm được cuộc sống nên không thể có phần tiết kiệm cho việc mua nhà. Khi họ không có được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống thì khó có thể tập trung học tập, nâng cao trình độ nhằm nâng cao thu nhập, do đó họ vẫn tiếp tục nghèo, tiếp tục phải lo những điều kiện tối thiểu nhất của cuộc sống. Mặt khác, người thu nhập thấp do phải lo đến những vấn đề thiết yếu khác của cuộc sống hơn, do đó, chưa có kế hoạch cụ thể để tiết kiệm tiền cải tạo, xây dựng hay mua nhà.
Thứ hai là mâu thuẫn giữa phương thức hỗ trợ của Nhà nước cho các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp với việc phát triển thị trường BĐS và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế diễn ra theo các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh... Trong đó, tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng, được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy nội lực và phát triển. Do đó, Nhà nước không thể tập trung nhiều nguồn lực hoặc quá quan tâm đến phương hướng giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp. Chính vì vậy, cần phương thức hỗ trợ, phân bổ nguồn lực hợp lý, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả nhưng cũng không đi ngược lại các thể chế của kinh tế thị trường.
Chưa có tiêu chí xác định cụ thể về người thu nhập thấp cần được hỗ trợ về nhà ơ,ã đồng thời chưa điều tra thực tế, nên nhà ở cho người thu nhập thấp chưa chính xác về đối tượng. Đây cũng là một mâu thuẫn cần được giải quyết.
1,5 triệu người có nhu cầu nhà ở
Theo điều tra sơ bộ, hiện có khoảng 1,5 triệu người đang sinh sống tại Hà Nội có nhu cầu về nhà ở, nhưng chưa được đáp ứng. Trong khu vực nội thành, số gia đình thu nhập thấp và người nghèo mong muốn Nhà nước hỗ trợ tạo điều kiện giải quyết nhà ở khoảng 150 nghìn hộ, trong đó số lượng gia đình chưa có chỗ ở cần giải quyết khoảng 60 nghìn hộ, có khoảng 46 nghìn hộ mong muốn được thuê nhà và 47 nghìn hộ cần nâng cấp cải tạo nhà ở.
Thành phố đã trình Thủ tướng Chính phủ "Đề án đầu tư xây dựng thí điểm nhà ở xã hội trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2006- 2008", với tổng mức kinh phí dự kiến khoảng 257 tỷ đồng, để xây dựng 1.200 căn hộ tại hai quận Long Biên, Cầu Giấy và huyện Đông Anh.
(Theo KT&ĐT)