logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Nhọc nhằn nghề lau kính tòa nhà

Chính sách - Quy Hoạch

09:07 | 20/01/2011

Lơ lửng giữa tầng cao, họ ngồi trên tấm ván được gắn vào hai chiếc dây thừng to miệt mài với công việc của mình trong thời tiết giá rét của mùa đông Hà Nội.

Lơ lửng giữa tầng cao, họ ngồi trên tấm ván được gắn vào hai chiếc dây thừng to miệt mài với công việc của mình trong thời tiết giá rét của mùa đông Hà Nội.

Những ngày này, người qua đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) không khỏi giật mình khi nhìn lên tòa nhà Grand Plaza. Trên ấy, vài thanh niên đang đung đưa bằng những chiếc dây thừng để lau kính. Mới nhìn qua đã thấy sự nguy hiểm trong công việc của họ: Lơ lửng giữa tầng cao, họ ngồi trên tấm ván được gắn vào hai chiếc dây thừng to miệt mài với công việc của mình trong thời tiết giá rét của mùa đông Hà Nội.

Trên nhiều toà nhà ở đường Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội), một số thợ sơn cũng vắt vẻo trên những chiếc dây thừng. Bên người họ là một chiếc xô đựng sơn như chực rơi xuống.

Phải chờ rất muộn, tôi mới gặp được Nguyễn Văn Thắng - thợ sơn. Thắng cho biết, đã 6 năm rồi, cứ trước Tết độ hai tháng là Thắng lại từ Hải Hậu, Nam Định lên Hà Nội để sơn tường cho các nhà cao tầng cùng anh họ. Sở dĩ Thắng phải “bám” lấy Hà Nội trong những ngày cuối năm giá rét như thế này vì nghề thợ xây của Thắng ở quê thu nhập không đáng kể.

“Cái nghề này mặc dù nguy hiểm nhưng tiền công họ trả cao lắm, hơn 200 nghìn đồng/ngày. Làm đến đâu, người ta trả tiền đến đấy, làm tốt có thưởng thêm. Những năm tới, nếu không có gì thay đổi mình vẫn lên Hà Nội kiếm tiền tiêu Tết với nghề này” – Thắng bộc bạch.

Ngoài tiền sinh hoạt, chi tiêu, mỗi tháng Thắng gửi về cho vợ con tầm 2 – 3 triệu đồng, cao hơn nhiều so với tiền công làm thợ xây ở quê.

Đùa với tử thần

Trần Văn Xuân, quê ở Quảng Xương, Thanh Hóa cho biết, anh lên Hà Nội đã ngót chục năm. Trước đây, Xuân làm đủ thứ nghề, từ thợ xây đến đạp xích lô, xe ôm. Vì nhiều lý do, không nghề nào anh trụ được hơn 1 năm. Nhưng kể từ khi làm nghề lau kính cho những tòa nhà cao tầng, Xuân bám luôn nghề này để mưu sinh. Làm ở trên cao, không có bảo hộ nhưng Xuân vẫn… kệ vì “nghề nào nghiệp ấy, chết có số”.

Theo anh Nguyễn Trọng Khánh - cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm KHCN, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, mặc dù nghề lau kính, sơn tường có thu nhập tương đối khá đối với lao động phổ thông, nhưng để tuyển thợ cho nghề này không phải dễ. Phải chọn người có sức khỏe và gan dạ.

Cũng theo lời anh Khánh, có rất nhiều người sau khi tuyển vào làm được vài hôm đã bỏ vì sợ nguy hiểm. Không những thế, nhiều người rất khỏe mạnh nhưng khi leo lên những tòa nhà cao tầng lại có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn. Thấy thợ có biểu hiện như thế, quản lý phải lập tức đưa xuống và cho tạm dừng công việc.

Tâm sự về nghề, Nguyễn Viết Lân - bạn nghề của anh Xuân cho biết, công việc rất nguy hiểm vì làm trên cao mà không hề có bất cứ dụng cụ bảo hộ nào. Không may có rủi ro gì thì chỉ có… trời cứu. Đó là chưa kể những hôm gió to, cả người và dây đều đung đưa trên cao. Lúc đó phải nhanh chóng tìm chỗ lồi ra trên tường để bám rồi ép chặt người vào mặt tường, đợi khi gió nhẹ để tiếp tục công việc.

“Biết là nguy hiểm nhưng thiếu việc vẫn phải làm. Tôi cũng chỉ mong chủ thầu chú ý hơn cho chúng tôi về bảo hộ lao động. Nói thì nói vậy, chúng tôi là thợ thời vụ nên muốn họ hỗ trợ bảo hộ lao động cũng khó lắm” – anh Xuân chia sẻ.

(Theo Dân Việt)

Bài viết cùng chủ đề

  • Đà Nẵng: Xây thêm 144 căn hộ dành cho người thu nhập thấp

    Đà Nẵng: Xây thêm 144 căn hộ dành cho người thu nhập thấp

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Phê duyệt quy hoạch chi 1/500 khu đô thị mới River Silk City

    Phê duyệt quy hoạch chi 1/500 khu đô thị mới River Silk City

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Thủ tướng nhắc nhở việc hàng trăm biệt thự bỏ hoang

    Thủ tướng nhắc nhở việc hàng trăm biệt thự bỏ hoang

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Khởi công xây dựng cầu Giẽ

    Khởi công xây dựng cầu Giẽ

    Chính sách - Quy Hoạch
  • TPHCM: Nan giải việc cải tạo chung cư cũ

    TPHCM: Nan giải việc cải tạo chung cư cũ

    Chính sách - Quy Hoạch
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop