Thực tế cho thấy không ít dự án giao thông không đạt tiến độ do nhiều
nguyên nhân, trong đó nổi bật là chủ đầu tư lẫn nhà thầu đều bộc lộ
nhiều yếu kém, rồi đổ lỗi qua lại.
Thực tế cho thấy không ít dự án giao thông không đạt tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là chủ đầu tư lẫn nhà thầu đều bộc lộ nhiều yếu kém, rồi đổ lỗi qua lại.
Thiếu vốn và thiếu mặt bằng là hai lý do tồn tại dai dẳng hàng chục năm nay ở các dự án giao thông. Chủ đầu tư chậm giải ngân, chậm bàn giao mặt bằng nên không dám phạt nhà thầu khi chậm tiến độ. Nhà thầu thiếu tiền, vướng mặt bằng thi công, nợ vật tư, nợ lương công nhân nên càng chây ì. Vòng luẩn quẩn này càng lộ rõ trong bối cảnh hiện nay.
Chủ đầu tư chỉ nghe báo cáo
Trước thời điểm Bộ trưởng Đinh La Thăng kiểm tra tiến độ dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế sân bay Đà Nẵng và kéo dài, nâng cấp đường cất hạ cánh 35R-17L, Bộ GTVT cũng có văn bản thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức yêu cầu chủ đầu tư (Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung) tăng cường các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án khi chậm trễ hai năm. Tuy nhiên gần nửa tháng sau kết luận này, mọi việc vẫn chưa có tiến triển khiến Bộ trưởng Đinh La Thăng phải thay tổng chỉ huy công trường.
Năng lực quản lý dự án yếu kém của chủ đầu tư cũng xảy ra ở dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 - Nội Bài. Việc chủ đầu tư (Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc - NAC) bị Bộ trưởng Đinh La Thăng nhắc nhở “chỉ biết nghe báo cáo của nhà thầu” khiến công trình có nguy cơ chậm trễ. Việc Bộ trưởng Đinh La Thăng lập đội “đặc nhiệm” giải cứu dự án nhà ga T2 - Nội Bài được nhiều người trong ngành giao thông ủng hộ, vì một số chủ đầu tư thiếu năng lực.
“Việc quản lý dự án cần giao cho những ban quản lý dự án chuyên nghiệp và có kinh nghiệm. Ban quản lý dự án xây dựng nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất do Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam làm chủ đầu tư chỉ có sáu người nhưng công việc trôi chảy là do họ sử dụng những người am hiểu công việc, có năng lực” - một cán bộ cấp vụ của Bộ GTVT nhận định.
Lý do muôn thuở...
Ban quản lý dự án 2 (PMU2) đã loại năm nhà thầu thi công không đảm bảo tiến độ dự án xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên sau chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Tuy nhiên theo lãnh đạo PMU2, đến đầu tháng 10-2011 dự án trên đạt 15% tiến độ sau 20/42 tháng thi công (chậm gần một năm), có cả lý do chậm giải phóng mặt bằng, mặt bằng bàn giao “xôi đỗ”.
Đến thời điểm này, 1,4km của dự án đi qua thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) vẫn chưa được giải phóng. Kinh phí giải phóng mặt bằng nút giao Tân Lập (Thái Nguyên) cũng thiếu. Đến nay dự án này còn thiếu khoảng 80 tỉ đồng vốn để chi trả cho các hộ dân đã được duyệt phương án đền bù.
Theo PMU2, nếu không được bố trí vốn ngay trong năm 2011, tiến độ triển khai dự án sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Dự án xây dựng cầu Nhật Tân dù không thiếu vốn nhưng vẫn phải gia hạn tiến độ hoàn thành vì khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Dự án đang vướng gần 6.000m2 mặt bằng ở cầu dẫn phía bắc, 2,38ha đường dẫn phía nam và đường dây điện 110kV.
Dù trong văn bản mới nhất, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Hà Nội phải bàn giao mặt bằng trước ngày 30-8-2011, nhưng trong cuộc họp hôm 22-10, các bên mới thống nhất ngày 31-12 kết thúc bàn giao mặt bằng. Lãnh đạo Ban quản lý dự án 85 (PMU85) cho biết nếu mặt bằng được bàn giao đúng tiến độ, cầu chính Nhật Tân sẽ hoàn thành trước 6-8 tháng so với kế hoạch.
Nhà thầu bê bối
Dự án vê%3ḅ sinh môi trường TP.HCM có tổng vốn đầu tư 199,8 triê%3ḅu USD gồm vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) 166 triê%3ḅu USD, phần còn lại là vốn đối ứng trong nước. Theo kế hoạch, công trình bắt đầu triển khai năm 2002 và kết thúc ngày 31-12-2007.
Theo Ban quản lý dự án vê%3ḅ sinh môi trường TP, nhà thầu Trung Quốc TMEC-CHEC 3 thi công gói thầu số 7 châ%3ḅm trễ và không có khả năng bảo đảm tiến đô%3ḅ đã ảnh hưởng đến tiến đô%3ḅ chung của dự án. Từ đề nghị của cơ quan thẩm quyền, WB chấp thuâ%3ḅn gia hạn hiê%3ḅp định vay vốn đến tháng 12-2009.
Tiếp đó, WB chấp thuâ%3ḅn bổ sung vốn vay cho dự án từ 166 triê%3ḅu USD lên 223,8 triê%3ḅu USD. Đến tháng 8-2009, tiến đô%3ḅ nhiều gói thầu vẫn châ%3ḅm, từ đề nghị của Ngân hàng Nhà nước VN, WB chấp thuận gia hạn dự án vệ sinh môi trường TP đến 30-6-2010 và sau đó gia hạn lần thứ ba vào giữa năm 2012.
Trong dự án này, tháng 2-2008 nhà thầu TMEC-CHEC 3 bỏ dở hạng mục lắp đặt tuyến cống băng dưới đáy sông Sài Gòn, ban quản lý dự án phải tách gói thầu này thành hai gói thầu 7A và 7B. Tháng 2-2010, bản quản lý dự án phải ngưng hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc CSCEC thi công gói thầu số 10 vì vi phạm quy định của WB, phải tách gói thầu này thành năm gói thầu nhằm bảo đảm tiến đô%3ḅ. Đến nay dự án vê%3ḅ sinh môi trường TP đạt hơn 90% khối lượng.
Mô%3ḅt công trình 10 năm chưa xong
Dự án cầu đường Bình Triê%3ḅu 2 (Q.Bình Thạnh và Q.Thủ Đức, TP.HCM) là công trình có kỷ lục đầu tư kéo dài 10 năm vẫn chưa hoàn thành. Đầu tháng 2-2001, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - chủ đầu tư dự án BOT (đầu tư, kinh doanh và chuyển giao) - khởi công dự án cầu đường Bình Triệu 2 có tổng chiều dài 10,6km với nhiều công trình khác nhau, dự kiến hoàn thành sau 24 tháng thi công.
Sau mô%3ḅt năm triển khai thi công, năm 2002 cấp thẩm quyền TP lại thay đổi chủ trương khi quyết định mở rộng quốc lộ 13 (đoạn ngã tư Bình Triệu đến ngã tư Bình Phước, Q.Thủ Đức) từ 32m lên 53m. Quy mô mở rô%3ḅng mặt đường khiến vốn đầu tư từ 341,9 tỉ đồng tăng lên hơn 1.600 tỉ đồng, vượt quá khả năng nhà đầu tư.
Vì vậy, sau khi xây dựng xong cầu Bình Triệu 2, đơn vị này đã nói lời tạm biệt với dự án vào năm 2004. Tháng 3-2005, UBND TP giao lại dự án cho Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP (CII) làm chủ đầu tư mới. Mãi đến tháng 7-2007, CII mới trình thẩm định điều chỉnh dự án cầu đường Bình Triệu 2 được chia thành bảy tiểu dự án với tổng mức đầu tư 3.493 tỉ đồng.
Tháng 9-2010, CII hoàn thành tiểu dự án sửa chữa nâng cấp cầu Bình Triê%3ḅu với vốn đầu tư 83,6 tỉ đồng. Đến nay sáu tiểu dự án còn lại vẫn chưa khởi đô%3ḅng. Không ai chịu trách nhiê%3ḅm thiê%3ḅt hại về kinh phí đầu tư tăng do dự án đình trê%3ḅ kéo dài.
|
Cầu bỏ không, đường kẹt xe
Cầu vượt Gò Dưa (Q.Thủ Đức, TP.HCM) là mô%3ḅt hạng mục bổ sung của tuyến đường Xuyên Á (quốc lô%3ḅ 1A), tính đến nay đã sáu năm chiếc cầu không cho xe lưu thông vì chưa làm xong đường dẫn vào cầu. Lý do: ngày 31-12-2005 là thời điểm đóng khoản vay vốn của Ngân hàng Phát triển châu Á nhưng còn vướng giải tỏa 76 hộ dân nên dự án đình trê%3ḅ.
Đầu năm 2010, TP chấp thuâ%3ḅn bổ sung chính sách hỗ trợ đền bù giải tỏa và sau đó giao Khu quản lý giao thông đô thị số 2 thay chủ đầu tư cũ là Ban quản lý dự án Mỹ Thuâ%3ḅn. Đầu năm 2011 công trình được triển khai thi công tiếp và dự kiến cuối năm 2011 thông xe. Suốt sáu năm qua, người dân đi trên quốc lô%3ḅ 1A đến khu vực cầu vượt đều khốn khổ bởi cảnh kẹt xe, trong khi cầu vượt Gò Dưa bỏ không.
Tương tự, dự án mở rô%3ḅng xa lô%3ḅ Hà Nội (Q.2, Q.9, Q.Thủ Đức và mô%3ḅt phần tỉnh Bình Dương) dài 15,7km với mặt đường rô%3ḅng 113-153m, dự kiến hoàn thành trong năm 2012. Theo lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuâ%3ḅt TP.HCM - chủ đầu tư dự án, mới đây các Q.2, Q.9, Thủ Đức hứa cuối năm 2011 mới hoàn thành đền bù giải tỏa. Nếu các quâ%3ḅn thực hiê%3ḅn đúng lời hứa thì tiến đô%3ḅ thi công mở rô%3ḅng xa lô%3ḅ Hà Nô%3ḅi bị châ%3ḅm gần hai năm, sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013 đến đầu năm 2014.
|
(Theo Tuổi Trẻ)