Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối trong hoạt động xây dựng và quản lý các công trình, nhà ở...
Nghị định 139/2017/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định xử phạt hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhà ở, kinh doanh bât động sản, quản lý sử dụng nhà và công sở.
Tổ chức vi phạm phạt gấp đôi cá nhân
Theo Nghị định, từ 15/1/2018, mức phạt đối với vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng là 1 tỷ đồng, mức phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực khai thác chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; vi phạm trong công tác quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; vi phạm trong kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 300 triệu đồng. Mức phạt này áp dụng đối với các tổ chức (trừ một số trường hợp cá biệt).
Cá nhân có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt tiền bằng 1/3 mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
Về thời hiệu xử phạt, đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh, vật liệu xây dựng là 1 năm; đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 2 năm.
Phạt đến 1 tỷ đồng đối với hành vi vi phạm xây dựng
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính, mức xử phạt đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quyết định đầu tư, người quản lý, sử dụng công trình. Theo đó, nếu lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện tham gia hoạt động đầu tư xây dựng, mức phạt từ 30 - 40 triệu đồng. Chủ đầu tư sử dụng nhà thầu nước ngoài còn bị phạt từ 70 - 80 triệu đồng nếu: Để nhà thầu nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng khi chưa được cấp giấy pép hoạt động xây dựng theo quy định; để nhà thầu nước ngoài không sử dụng nhà thầu Việt Nam theo quy định hoặc không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng trong hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam; để nhà thầu nước ngoài sử dụng lao động là người nước ngoài thực hiện các công việc xây dựng mà lao động người Việt Nam đáp ứng được.
Chậm bàn giao dự án phạt đến 50 triệu đồng
Nghị định quy định phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với các hành vi: Thực hiện đầu tư phát triển khu đô thị không tuân theo kế hoạch hoặc chậm tiến độ; chậm bàn giao dự án.
Các hành vi: Để chủ đầu tư thứ cấp thực hiện đầu tư xây dựng không phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tiến độ dự án; thay đổi chủ đầu tư cấp 1 mà chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan chức năng; điều chỉnh dự án mà chưa được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền; không thực hiện các thủ tục để được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công sẽ bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng.
Nghị định 139/2017/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Hợp đồng xây dựng không sủ dụng ngôn ngữ tiếng Việt; không có thỏa thuận liên doanh đối với bên nhận thầu là liên danh nhà thầu.
Đối với các hành vi: Giá ký hợp đồng cao hơn giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng (trừ trường hợp khối lượng công việc phát sinh ngoài gói thầu được người quyết định đầu tư cho phép); quyết định thanh toán hoặc thanh lý hợp đồng xây dựng chậm hơn thời hạn quy định đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước; mức tạm ứng hợp đòng vượt quá tỷ lệ được quy định; tạm ứng hợp đồng khi chưa có bảo lãnh tạm ứng.