logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Quyết thu hồi khu du lịch bỏ hoang tại Thừa Thiên - Huế

Chính sách - Quy Hoạch

13:51 | 09/01/2014

Sau 8 năm mua lại khu du lịch sinh thái hồ Thủy Tiên (Thừa Thiên - Huế), Công ty Haco Huế không có bất kỳ động thái đầu tư nào khiến khu du lịch rộng hàng chục ha trở thành bãi đổ nát, hoang tàn như bối cảnh trong phim kinh dị, ám ảnh những ai từng đặt chân đến đây.

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp
  • Ký Hiệu Các Loại Đất Trên Bản Đồ Địa Chính Việt Nam 2023
  • Đất TSC Là Gì? 4 Câu Hỏi Thường Gặp Về Đất TSC

Được biết, vào năm 2001, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế giao một phần khu rừng thông cảnh quan Thiên An và hồ nước Thủy Tiên cho Công ty Du lịch Cố Đô (lúc bấy giờ là doanh nghiệp nhà nước của tỉnh) đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Thủy Tiên. Giai đoạn 1 đã hoàn thành với việc xây dựng trung tâm vui chơi giải trí, tổng vốn đầu twtreen 70 tỉ đồng gồm các công trình chính như nhà thủy cung, vườn thần tiên, công viên nước và trò chơi nước trên hồ Thủy Tiên, mở cửa đón khách vào tháng 6/2004.

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế bán khu du lịch này cho Công ty Haco Huế (một nhà đầu tư Hà Nội) với giá 40 tỉ đồng vào năm 2008, với thời hạn đầu tư khai thác là 50 năm. Thế nhưng, kể từ ngày mua cho đến nay, doanh nghiệp này gần như không đầu tư gì vào khu du lịch nói trên. Các hạng mục công trình xuống cấp, ế khách và bỏ hoang nhiều năm nay.

khu du lịch bỏ hoang ở Huế
Công trình nhà thủy cung hình con rồng ôm quả cầu đã xuống cấp nghiêm trọng.

Những ngôi biệt thự phía Nam khu hồ xây dựng dở dang cũng bị bỏ hoang giữa cây bụi um tùm. Khu trình diễn nhạc nước đều chung cảnh hoang tàn. Thoạt nhìn, trung tâm vui chơi giải trí này chẳng khác nào bối cảnh của một bộ phim kinh dị. “Trong 4-5 năm qua họ không làm gì. Tiền chục tỉ phơi sương phơi nắng thành ra thế này, cực kỳ hoang phí”, bà Bé (người bán nước ở đây) cho biết. Tuy đã dừng hoạt động nhưng chủ đầu tư vẫn bố trí 6 bảo vệ túc trực làm nhiệm vụ bán vé (10.000 đồng/vé) cho những ai vào chụp ảnh, ngắm rừng thông.

Công ty Haco Huế xác nhận với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế rằng, đơn vị không còn sức đầu tư nữa và sẽ trả lại cho tỉnh. Song, tài sản trên đất bị đem 'cắm' vào nhiều ngân hàng, và rồi 'lãi mẹ đẻ lãi con' với số tiền lên đến trên 50 tỷ đồng, còn giá trị tài sản thực tế không còn sử dụng được, đó là vướng mắc lớn nhất trong việc thu hồi dự án này.

Mặt khác, do trước đây dự án giao cho Công ty nhà nước và không có giấy chứng nhận đầu tư nên phải thực hiện thêm bước nữa là thu hồi đất. Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Phan Thiên Định cho hay: “Tỉnh vẫn có thể thu hồi dự án nhưng phải chờ thời gian rất lâu, còn phía chủ đầu tư đã khẳng định là họ không làm được. Trong khi đó, nếu nhà đầu tư mới nhảy vào thì phải trả tiền đền bù, hẳn không ai dám vào cả và cũng không thể thu hồi mà không đền bù cho ai được. Trong trường hợp xấu nhất, địa phương này có thể bỏ tiền ra đền bù nếu kinh phí hợp lý. Hiện Sở đã làm việc với các chủ nợ và sẽ cho định giá lại tài sản, chốt phương án bồi thường trong thời gian tới".

Việc kêu gọi đầu tư vào dự án này cũng đã được tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện, tuy nhiên hầu hết nhà đầu tư đều băn khoăn về đầu ra sản phẩm. Theo ông Định: “Nếu đóng khung để nhà đầu tư làm resort thì quá dễ, song tỉnh vẫn tuân thủ nguyên tắc từ trước đây là tạo ra khu vui chơi giải trí cho cộng đồng, số còn lại dành cho nhà đầu tư nhưng không thiên về dự án địa ốc, sử dụng đất quá mức”. Ông Định cho biết, việc thu hồi xử lý sẽ tiến hành ngay trong năm nay.

Theo Lao động

Bài viết cùng chủ đề

  • Quảng Ngãi: Xử lý các dự án

    Quảng Ngãi: Xử lý các dự án "trùm mền" trước ngày 31/1

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Đà Nẵng: Hướng giải quyết nào cho chung cư cũ?

    Đà Nẵng: Hướng giải quyết nào cho chung cư cũ?

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Khó mua nhà dù lãi suất giữ mức 5%

    Khó mua nhà dù lãi suất giữ mức 5%

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị GN tỷ lệ 1/5.000

    Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị GN tỷ lệ 1/5.000

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội: Điều chỉnh 2,67 ha đất cây xanh tại Gia Lâm thành đất ở

    Hà Nội: Điều chỉnh 2,67 ha đất cây xanh tại Gia Lâm thành đất ở

    Chính sách - Quy Hoạch
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop