Khoảng 8h30 sáng nay, cầu dây văng bắc qua sông Hậu, đang thi công bỗng nhiên bị sập 2 nhịp phía đầu Vĩnh Long. Hàng chục công nhân và kỹ sư đang làm việc bị vùi trong đống đổ nát.
> Ảnh sập cầu Cần Thơ
Khoảng 8h30 sáng nay, cầu dây văng bắc qua sông Hậu, đang thi công bỗng nhiên bị sập 2 nhịp phía đầu Vĩnh Long. Hàng chục công nhân và kỹ sư đang làm việc bị vùi trong đống đổ nát.
> Ảnh sập cầu Cần Thơ
Anh Mạnh Hùng, Đội trưởng đội thi công số 7 (thi công ở nhịp cầu giữa sông) kể lại: "Sáng nay, khi đội của chúng tôi đang làm việc bỗng một tiếng nổ rất to vang lên phía công trình đầu cầu. Cả một vùng trời bụi mịt mù kèm theo tiếng la hét của công nhân. Cảnh tượng thật hãi hùng, cả khối bê tông khổng lồ đổ xuống đè lên nhóm người phía dưới. Nhiều người chới với bám vào các thanh giằng".
Theo anh Hùng, đoạn dầm cầu bị sập bắc qua trụ 13, 14, 15 dài 87 m, rộng 24 m, vừa được đổ bê tông ngày hôm qua. Lúc xảy ra sự cố có khoảng 120 công nhân đang làm việc trên đoạn dầm đó và tất cả đã bị kéo tuột xuống.
Nguyên nhân ban đầu được công an tỉnh xác định do hệ thống dàn giáo cao 30 m yếu nên bị sập kéo theo dàn bê tông của 2 nhịp chân cầu đổ xuống.
Một số nhân chứng cho biết, sau 2 tiếng xảy ra sự cố vẫn còn vài chục công nhân vẫn bị kẹt trong các khối bê tông. Gần 100 người đã đưa đi cấp cứu. Hầu hết bị chấn thương đầu, gãy tay, chân, máu đầy người. Để đưa được nạn nhân tới bệnh viện của tỉnh, đội cứu hộ phải dùng canô hoặc thuyền.
Bệnh viện đa khoa Cần Thơ đang quá tải với số nạn nhân khoảng 40 người. Số còn lại được đưa tới các bệnh viện trong tỉnh. Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long đã huy động 4 xe cấp cứu để hỗ trợ.
Giám đốc Sở Giao thông công chính Cần Thơ Lê Tấn Học cho biết, khi sự cố xảy ra có khoảng 250-260 công nhân và kỹ sư của liên doanh 3 nhà thầu Nhật Taisei - Kazima - Nipponsteel đang làm việc.
Công tác cứu hộ đang được khẩn trương thực hiện. Hầu hết các ban ngành đã được huy động tới hiện trường tham gia công tác cứu hộ. Các bác sĩ trực tiếp cấp cứu nạn nhân tại chỗ. Lực lượng công an và bộ đội phong tỏa và bảo vệ hiện trường và dùng cần cẩu bê tông, sắt thép nhằm đưa những người bị kẹt ra ngoài.
Theo ông Hưng, Đội trưởng Đội xử lý Phòng cảnh sát giao thông đường thủy TP Cần Thơ, công tác cứu nạn hiện gặp rất nhiều khó khăn. Các biện pháp cứu hộ chỉ thực hiện được từ xa do khu vực xung quanh nhiều nhịp cầu có nguy cơ sập tiếp nên không dám điều thêm nhân lực vào để cứu trợ. Đất ở khu vực đầu cầu tiếp tục bị lở.
Theo ông Nguyễn Minh Tâm, Đội phó dân phòng đường thủy xã Mỹ Hòa (nơi có nhiều công nhân tham gia xây dựng cầu), cho biết, ngay trong ngày khởi công năm 2004 đã có 1 công nhân bị thiệt mạng vì sắt đè. Hiện xã này đang trong không khí tang tóc, hàng nghìn người đang tập trung ở chân cầu nghe ngóng thông tin về người thân. Ông Tâm cũng có 3 người thân là cháu và anh em vợ bị chết tại trụ cầu sáng nay.
Cây cầu dài 16 km, trong đó nhịp chính dài nhất là 550 m, được khởi công vào tháng 9/2004, dự kiến hoàn thành vào năm 2008. Đây được xem là cầu dài nhất, hiện đại nhất Đồng bằng sông Cửu Long với tổng vốn đầu tư là 4.832 tỷ đồng. Toàn bộ là vốn ODA của Nhật, giải ngân thông qua Ngân hàng hợp tác Nhật Bản.
Tổng mức đầu tư 4.832 tỷ đồng (thời điểm 2001) bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam (khoảng 15%).
Dự án được chia thành 3 gói thầu:
1. Gói thầu 1: là đoạn đường dẫn phía Vĩnh Long dài 5,41 km trong đó có 4 cầu qua kênh Trà Và lớn, Trà Và nhỏ, sông Trà On và vượt Quốc lộ 54. Gói thầu này do Liên doanh Tổng Công ty Thăng Long, Tổng Công ty 6, Tổng Công ty 8, thi công trong 42 tháng.
2. Gói thầu 2: là cầu chính gồm có:
- Cầu dẫn bờ Bắc bằng dầm Super T dài 0,52km
- Cầu chính kết cấu dây văng dài 1,010km bố trí nhịp:
2x40 + 150 + 550 + 150 + 2x40
- Cầu dẫn bờ Nam bằng dầm Super T dài 0,88km
- Cầu dầm liên tục đúc hẫng vượt nhánh sông Hậu dài 0,34km
Tổng chiều dài cầu chính là 2,75 km
Gói thầu này do Liên doanh 3 nhà thầu Nhật Bản là các tập đoàn Taisei, Kajima và Nippon Steel thi công trong 50 tháng
3. Gói thầu 3: là đoạn đường dẫn phía Cần Thơ dài 7,69 km trong đó có 6 cầu qua kênh Cái Tắc, kênh Cái Da, kênh Ap Mỹ, kênh Cái Nai, sông Cái Răng và vượt Quốc lộ 91B. Gói thầu này do nhà thầu Tổng công ty xây dựng Trung Quốc thi công trong 45 tháng.
Toàn tuyến dự án có mặt cắt ngang quy mô 4 làn xe ô tô và 2 làn xe máy và tốc độ thiết kế 80km/giờ. Tiêu chuẩn thiết kế cầu theo quy trình AASHTO LRFD
Nguồn: Wikipedia
|
(Theo VnExpress)
* Có thể gửi ảnh, clip hoặc chứng kiến của bạn về vụ tai nạn tại đây.