logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Sắp xếp, đổi mới, 700.000ha đất mất đi đâu?

Chính sách - Quy Hoạch

15:16 | 15/11/2011

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), diện tích đất ở các nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) nước ta đã bị “hao hụt” tới 700.000ha so với trước khi sắp xếp, đổi mới.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), diện tích đất ở các nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) nước ta đã bị “hao hụt” tới 700.000ha so với trước khi sắp xếp, đổi mới.


Đủ lý do mất đất

Cụ thể, trước sắp xếp, đổi mới, tổng diện tích ở các NLT là 4,1 triệu ha, nhưng sau khi sắp xếp lại chỉ còn 3,4 triệu ha. Phần lớn diện tích đất “hao hụt” đã bị người dân, thậm chí ngay cả một số NLT cũng tự… lấn chiếm, biến thành đất tư, còn các địa phương thì vô tư giao đất cho các tổ chức, cá nhân một cách tràn lan.

Theo ông Lê Văn Bách (Ban Chính sách về các tổ chức quản lý rừng - Tổng cục Lâm nghiệp): “Việc tranh chấp, lấn chiếm đất của NLT vẫn tiếp tục xảy ra, có nơi nghiêm trọng. Ở Đăk Lăk, Yên Bái… vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng cấp, giao đất của các NLT một cách tràn lan cho cá nhân”.

Mặt khác, cũng theo ông Bách: “Diện tích đất quy hoạch giao cho các công ty thường xuyên bị áp lực thu hồi với các lý do như trồng cao su và cây công nghiệp, định canh, định cư của địa phương”.

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, đến nay cả nước đã có 51 tỉnh, thành, cùng các bộ, ngành hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt “Đề án sắp xếp đổi mới và phát triển NLTQD”. Kết quả, từ 256 lâm trường, công ty lâm nghiệp, sau khi sắp xếp còn 136 công ty TNHH một thành viên, 14 công ty cổ phần, 36 ban quản lý rừng được thành lập và 14 NLTQD bị giải thể.

Theo ông Hà Sỹ Đồng- Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bến Hải: “Trước đây, chúng ta sắp xếp đổi mới các NLTQD thành ban quản lý rừng phòng hộ, nhưng không phát huy được hiệu quả, bởi các ban quản lý này vẫn hoạt động theo dạng bao cấp, mệnh lệnh hành chính, nên thực chất vẫn là “bình mới, rượu cũ”. Do vậy, cần phải chuyển đổi NLT thành công ty cổ phần hóa, khi đó rừng mới có chủ, mới có hiệu quả và lộ trình cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp cần được thực hiện từ nay đến năm 2015”.

Ông Nguyễn Văn Tiến- Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Văn phòng T.Ư Đảng) cho rằng có một thực trạng đáng báo động ở các NLT hiện nay, đó là việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng chưa hiệu quả. “Đất bị tranh chấp, lấn chiếm tiếp tục gia tăng so với trước khi sắp xếp với tổng diện tích lên đến gần 130.000ha, tăng 76.000ha. Phần lớn các lâm trường chưa tiến hành đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tài nguyên rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá, hiện tượng chặt phá rừng vẫn diễn ra phổ biến” - ông Tiến bức xúc.

Bộ trưởng cũng trăn trở

“Tôi trăn trở với việc sắp xếp đổi mới các NLT mười mấy năm nay mà không xong. Thực tế, rừng mất nhiều nhất là ở các NLT, cháy rừng nhiều nhất cũng ở đây, chiếm tỷ lệ tới 70% số vụ cháy” - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát nói về hiện trạng các NLT hiện nay.

Theo ông Phát, trước sắp xếp có 600-700 NLT, sau sắp xếp còn hơn 300 NLT, giữ khoảng trên 4 triệu ha đất, nhưng chúng ta vẫn đang rất loay hoay với việc này. Cho nên, phải thay đổi, sắp xếp lại NLT quyết liệt hơn.

Cản trở lớn nhất trong việc sắp xếp đổi mới các NLTQD hiện nay chính là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quá chậm và còn nhiều bất cập. Theo ông Lê Văn Bách: “Chúng ta cần giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài cho các công ty với quy mô phù hợp quy hoạch. Giai đoạn 2011-2015, đề nghị miễn toàn bộ tiền thuê đất đối với đất rừng sản xuất của các công ty lâm nghiệp sản xuất, kinh doanh rừng trồng”.

Ông Nguyễn Thành Chung - Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô (Kon Tum) cho rằng: “Cần xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt cho ngành lâm nghiệp như miễn tiền sử dụng đất, miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ lãi suất kể cả đầu tư khai thác, chế biến lâm sản; được chủ động tổ chức khai thác gỗ và lâm sản theo phương án quản lý rừng bền vững…”.


Đất sử dụng không hiệu quả, đất chưa sử dụng, đất sử dụng không đúng mục đích, đất cho thuê, cho mượn không đúng pháp luật, phải kiên quyết thu hồi bàn giao về cho địa phương để giao cho các đối tượng khác quản lý, sử dụng theo quy định.

Ông Hứa Đức Nhị - Thứ trưởng Bộ NNPTNT


(Theo Dân Việt)


Bài viết cùng chủ đề

  • Công bố và bàn giao Quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm huấn luyện V15 – Bộ Công An

    Công bố và bàn giao Quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm huấn luyện V15 – Bộ Công An

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội: Chi tiết thu lệ phí xe mới theo dự thảo

    Hà Nội: Chi tiết thu lệ phí xe mới theo dự thảo

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Hà Nội giữ nguyên 229 biệt thự Pháp cổ

    Hà Nội giữ nguyên 229 biệt thự Pháp cổ

    Chính sách - Quy Hoạch
  • TP HCM phải hoàn tất phương án đổi giờ làm trước 20/11

    TP HCM phải hoàn tất phương án đổi giờ làm trước 20/11

    Chính sách - Quy Hoạch
  • Tòa cao ốc Saigon Mansion chưa hoàn thiện đã cháy

    Tòa cao ốc Saigon Mansion chưa hoàn thiện đã cháy

    Chính sách - Quy Hoạch
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop