Công nghệ thông tin và truyền thông đã trở thành một trong những nền tảng hạ tầng quan trọng trong việc thiết kế và xây dựng đô thị, và mở rộng ra là thành phố hiện đại.
Công nghệ thông tin và truyền thông đã trở thành một trong những nền tảng hạ tầng quan trọng trong việc thiết kế và xây dựng đô thị, và mở rộng ra là thành phố hiện đại.
Tại hội thảo Thông minh + Kết nối: Xu hướng phát triển nhà ở và đô thị do Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin truyền thông và Cisco tổ chức, các vị đại biểu cho biết, trong những năm gần đây, sự ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin truyền thông ở mô hình các “tòa nhà thông mình” và “căn hộ thông minh” đã được phát triển ở Việt Nam, tuy nhiên, cần thiết phải quan tâm đến các giải pháp này ở một quy mô và góc nhìn rộng hơn và có tính chất chiến lược hơn.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, dự đoán đến năm 2040, tốc độ phát triển đô thị hóa tại Việt Nam sẽ đạt 50%, tổng diện tích đô thị sẽ tăng gấp 4 lần so với năm 2020, và 10 lần so với hiện nay. Theo đó, sẽ có thêm khoảng 20 triệu người Việt Nam chuyển đến sống tại các thành phố.
Bà Đỗ Tú Loan, Phó Cục phát triển đô thị, Bộ Xây dựng cho rằng, các đô thị của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đem lại bộ mặt mới cho các thành phố. Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam tăng nhanh, trong khoảng 10 năm đã tăng lên hơn 700 đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn bất cập như nhà ổ chuột, vấn đề chất thải đô thị, quy hoạch và kiến trúc lộn xộn,…
Đẩy mạnh việc tích hợp công nghệ thông tin vào lĩnh vực xây dựng trong quá trình đô thị hóa với mục tiêu mang lại nhiều hơn nữa giá trị và tính bền vững cho người dân sống tại các thành phố, đó là ý kiến của ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông.
Trong những năm gần đây, sự ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin truyền thông ở mô hình các “tòa nhà thông mình” và “căn hộ thông minh” đã được phát triển ở Việt Nam, tuy nhiên, cần thiết phải quan tâm đến các giải pháp này ở một quy mô và góc nhìn rộng hơn và có tính chất chiến lược hơn.
Trên thế giới, nhiều thành phố như Songdo, Incheon của Hàn Quốc, Thượng Hải (Trung Quốc), Shah Alam (Malaysia) Florida, New York (Mỹ) đã áp dụng thành công và đang tiếp tục triển khai mô hình ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý.
Tại Việt Nam, thành phố Đà Nẵng cũng đã xây dựng, trở thành thành phố thông minh có hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ. Cisco sẽ hợp tác với UBND thành phố Đà Nẵng nâng cấp mạng lõi của Đà Nẵng thành mạng công nghệ thông tin thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu của một thành phố thông minh.
Phát biểu tại hội thảo, bà Mrinalini Ingram, Giám đốc cao cấp về chiến lược và phát triển, các giải pháp về Cộng đồng thông minh – kết nối, Cisco toàn cầu cho biết, sáng kiến cộng đồng thông minh kết nối là sự tích hợp nhiều sản phẩm, giải pháp và dịch vụ. Lợi ích kết nối và cộng đồng các hệ thống mạng có thể mang tới cho các thành phố, cộng đồng dân cư trong việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Những tiện ích và giải pháp công nghệ thông tin cho các đô thị hiện đại, bao gồm việc quản lý và điều hành của chính quyền, cung cấp các dịch vụ tiện ích cho dân cư ngày càng được chú ý bởi các nhà đầu tư xây dựng bất động sản khi tiến hành triển khai một dự án mới.
Cộng đồng thông minh + kết nối (giải pháp S+CC) là sáng kiến toàn cầu của Cisco từ năm 2009, sử dụng hệ thống mạng như nền tảng để biến đổi các cộng đồng cơ học thành các cộng đồng được kết nối nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường một cách bền vững.
|
Duy Khánh