Căn cứ kết quả đánh giá của Hội đồng thẩm định liên ngành, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nam Định
Căn cứ kết quả đánh giá của Hội đồng thẩm định liên ngành, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nam Định
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Thành phố Nam Định là đô thị có 750 năm lịch sử phát triển, là một trong các đô thị động lực của vùng Đồng bằng Sông Hồng, Vùng Duyên Hải Bắc Bộ và cả nước. Thành phố Nam Định đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II (Quyết định số 183/1998/QĐ-TTg ngày 24/9/1998), qua 13 năm đầu tư xây dựng và phát triển, đến nay thành phố Nam Định cơ bản đã đạt tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc Tỉnh. Việc xét công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại I phù hợp với các định hướng, quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt và các chương trình nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy Nam Định.
Thành phố Nam Định là đô thị trung tâm của Vùng Nam đồng bằng sông Hồng, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Nam Định. Có vị trí quan trọng, là đầu mối giao thông đường thuỷ, đường bộ và đường sắt trên trên hành lang kinh tế ven biển Duyên hải Bắc Bộ. Năm 2010, tổng thu ngân sách thành phố đạt 1.063 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,450 triệu đồng/năm; tăng trưởng trung bình giai đoạn 2007-2010 đạt 12,59%/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố là 4,22%. Dân số toàn thành phố (kể cả dân số quy đổi) là 352.108 người. Dân số khu vực nội thành là 301.808 người. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 85,71%.Mật độ dân số khu vực nội thành là 17.221 người/km2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành đạt 95,9%. Về nhà ở: Diện tích sàn nhà ở bình quân khu vực nội thành đạt 15,6m2/người; Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thành đạt 96,32%.
Các chỉ tiêu về công trình công cộng đô thị (tính cho khu vực nội thành): Đất xây dựng công trình công cộng cấp khu ở bình quân đạt 2,9m2/người; chỉ tiêu đất dân dụng đạt 57,34m2/người; đất xây dựng công trình dịch vụ công cộng đô thị bình quân đạt 7,77m2/người; cơ sở y tế đạt 5,7 giường/1.000 dân; cơ sở đào tạo có 15 cơ sở; công trình văn hóa có 05 công trình; trung tâm thể dục thể thao có 66 công trình; trung tâm thương mại - dịch vụ có 14 công trình.
Các chỉ tiêu về hệ thống giao thông: là đầu mối giao thông cấp quốc gia, cấp vùng cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy; tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng trong khu vực nội thị chiếm 24,05%; mật độ đường trong khu vực nội thị (tính đến đường có chiều rộng đường đỏ ≥ 11,5m) đạt thấp 12,18km/km2; tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng đạt 20,04%; diện tích đất giao thông/dân số nội thị đạt 13,97m2/người.
Các chỉ tiêu về hệ thống cấp nước: Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt khu vực nội thị bình quân đầu người đạt 132,89 lít/người/ngày.đêm; tỷ lệ dân số khu vực nội thị được cấp nước sạch đạt 90%. Tỷ lệ thất thoát nước còn lớn khoảng 30%.
Các chỉ tiêu về hệ thống thoát nước: Mật độ đường cống thoát nước chính khu vực nội thị đạt khoảng 3km/km2; hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và công nghiệp còn thiếu hoặc công suất hoạt động hạn chế.Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt khu vực nội thị là 1.024 kwh/người/ năm; 100% các tuyến phố chính và 87,6% ngõ hẻm khu vực nội thị được chiếu sáng. Chỉ tiêu về hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông: Số thuê bao điện thoại bình quân đạt 52 máy/100 dân. Chỉ tiêu về cây xanh, thu gom xử lý chất thải và nhà tang lễ: Đất cây xanh đô thị đạt 19,11m2/người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt 6,9m2/người. Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được thu gom và xử lý đạt 99%. Trên địa bàn thành phố có 2 nhà tang lễ.
Về kiến trúc, cảnh quan đô thị: thành phố đã có quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, hiện nay đang đi đầu trong cả nước trong quản lý đất đai và quy hoạch bằng công nghệ GIS. Trên địa bàn thành phố có 03 dự án khu đô thị mới đã và đang tiến hành đầu tư xây dựng; và 06 dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị cũ. ỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị/tổng số đường chính khu vực nội thị đạt 33,3%. hành phố có 12 khu, trong đó có các khu công viên với nhiều cây xanh, được đầu tư tương đối đồng bộ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Nam Định có 11 di tích cấp quốc gia và 5 công trình văn hóa cấp tỉnh. Các công trình di sản, văn hóa lịch sử trên địa bàn thành phố thường xuyên được bảo tồn và trùng tu tôn tạo, tỷ lệ trùng tu tôn tạo đạt 100%.
Để hoàn thiện một số chỉ tiêu còn chưa đạt, thành phố Nam Định cần rà soát, lập phương án phân bố dân cư – lao động phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp - dịch vụ; tập trung các nguồn vốn vay, vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, vốn của tỉnh, thành phố để xây dựng phát triển đô thị hiện đại, đồng bộ, xây dựng các công trình tiêu biểu tạo điểm nhấn cho thành phố Nam Định; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn thiếu như: hệ thống xử lý nước thải, nhà tang lễ,… triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông công cộng phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân.
(Theo Báo Xây Dựng)