Giới xây dựng và kiến trúc đánh giá, đây là tòa lâu đài có thể được gọi là hàng đầu đất nước hiện nay với kiến trúc lâu đài cổ điển cuối thể kỉ 18.
Được thể hiện bởi các nghệ nhân tay nghề tinh xảo bậc nhất Việt Nam.Biệt thự hoành tráng của 'ông trùm' ngành dệt ở Nam Định có kiến trúc nổi bật với phong cách châu Âu, nội thất sang trọng khiến cho nhiều người phải mơ ước.
Tiến vào đường Hưng Yên – TP. Nam Định khoảng 500 mét, sẽ thấy sự xuất hiện của căn biệt thự vừa có sự kết hợp giữa kiến trúc theo lối cổ điển nhưng cũng mang màu sắc của đương đại, đây là căn biệt thự đẹp và sang trọng bậc nhất TP.Nam Định.
Người bản địa cho biết, biệt thự này của đại gia Trần Thế Long, mọi người hay gọi là “Long sợi” hoặc "Long Châu Giang”. Ông Long là Giám đốc Công ty Dệt may Châu Giang. Công ty này có trụ sở tại Hòa Hậu – Lý Nhân – Hà Nam.
Những hàng xóm tiết lộ, giám đốc Long là người bình dị, nếu bắt gặp ông ở ngoài sẽ không ai nghĩ ông là giám đốc của một công ty sợi lớn như vậy. Đi lên từ một tài xế xe tải, nhờ có đầu óc kinh doanh ông đã gây dựng nên thương hiệu dệt may Châu Giang trên thị trường toàn quốc và xuất khẩu.
Kiến trúc và sự sắp đặt khá lạ mắt của biệt thự
Mắt thường nhìn từ ngoài vào, căn biệt thự có kiến trúc và sự sắp đặt khá lạ mắt với gian giữa cao hơn gian thứ hai, gian thứ hai cao hơn gian thứ ba. Được biết, để có đất xây nhà, ông Long phải mua lại các "nốt" khác của hàng xóm.
Biệt thự này đã xây dựng khoảng 4 năm nhưng vẫn đang trong thời gian hoàn thiện và ông chủ doanh nghiệp dệt, may đang vân động một số gia đình ở khu này tiếp tục bán lại đất cho ông.
Bề thế và quy mô hơn biệt thự của ông Long, lâu đài Tổng Hải Sơn lại có những nét tinh tế của một gia chủ có phần hoài niệm.
Biệt thự đẹp và lạ với 4 mặt tiền.
Lâu đài Hải Sơn, hay còn gọi là lâu đài Thanh Phủ Lý tọa lạc tại một vị trí vô cùng đặc biệt, có đến 4 mặt tiền, gồm có mặt đường quốc lộ 1A ngay tại km0, tại trung tâm thành phố Phủ Lý, một hướng đối diện ga Phủ Lý, một phía là cầu Hồng Phú, mặt thứ 3 nằm ngay bên con sông Đáy nơi có di tích lịch sử mà năm xưa Lí Công Uẩn khi rời đô ra Thăng Long đã đi qua, mặt còn lại đối diện trung tâm thương mại phủ lí mới. Tòa lâu đài được xây dựng trên 1 khuôn viên xây dựng 2700m2, diện tích sàn 300mx5 tầng theo kiến trúc Ba rốc (Baroque) thế kỷ 17.