Hẳn ai đã đến với nhà thờ đá Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình) đều khó có thể quên được kiến trúc đồ sộ và độc đáo của cụm 3 công trình đá nổi tiếng của nhà thờ này.
Hẳn ai đã đến với nhà thờ đá Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình) đều khó có thể quên được kiến trúc đồ sộ và độc đáo của cụm 3 công trình đá nổi tiếng của nhà thờ này. Các công trình đá đã thể hiện sự tinh xảo, khéo léo của những người thợ chạm khắc đá của Ninh Bình và giữ gìn trọn vẹn văn hóa và kiến trúc Việt Nam với tấm lòng tôn kính đức Chúa của linh mục Pero Trần Lục.
Ngoài ra, còn có 2 vị thánh Phaolô và thánh Phêrô – hai vị Thánh quan thầy giáo phận Phát Diệm, được đặt ở phía Đông và phía Nam sân chính Nhà thờ đá.
Qua một cầu thang hẹp, khách lên tầng giữa, cũng bằng đá, có mái, ở đây đặt một trống cái, chỉ dùng các ngày Chúa Nhật và lễ lớn cùng với chuông. Quả chuông Nam cao 1,90m, đường kính 1,10m, nặng gần 2 tấn, có 4 núm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trên bốn mặt có chữ La-tinh ghi: “Thánh Maria, Thánh Giuse, Thánh Gioan Tẩy Giả Năm Chúa Giáng Sinh 1890”; mặt khác ghi lời chuông nói: “Tôi ca tụng Chúa thật, tôi kêu gọi dân chúng, tôi tập hợp giáo sĩ, tôi khóc người qua đời, tôi đẩy lui dịch tễ, tôi điểm tô ngày lễ”. Trên mặt chuông còn ghi hai dòng chữ Hán: “Thành Thái Canh Dần Tạo” (làm năm Canh Dần, thời Vua Thành Thái) và “Phát Diệm xứ công vật” (vật chung của xứ Phát Diệm).
Điểm nhấn của cụm công trình đá tại Phát Diệm chính là nhà thờ Trái tim Đức Mẹ, hay còn được gọi là nhà thờ Đá.
Trên bàn thờ chính là Nhà Tạm bằng gỗ chạm, sơn son thiếp vàng và tòa Đức Mẹ bằng đá. Bên trái tạc giếng đậy nắp với hai chữ La-tinh “Puteus Signatus”(“Giếng niêm phong”), bên phải tạc một khu vườn rào kín: giếng niêm phong và và vườn rào kín chỉ Đức Mẹ trinh khiết. Bên ngoài có những bức chạm thông phong (chạm lộng) bằng đá có hình chim phượng hoàng xòe cánh.
Bên cạnh Phương Đình, Nhà thờ lớn và nhà thờ đá, Nhà thờ Phát Diệm còn có nhiều công trình khác.
(Theo Petrotimes)