Những chiếc cầu vượt cao tốc xuyên rừng, cao hơn nhiều so với cây cối là những công trình xây dựng hết sức độc đáo và có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường.
Cầu vượt cao tốc Rodovia dos Imigrantes (Brazil)
Cầu vượt cao tốc Rodovia dos Imigrantes được xây dựng qua một phần rừng
Đại Tây Dương ở Sao Paulo của Brazil.
Cây cầu vượt đầu tiên được xây dựng vào năm 1986. Nhưng do nhu cầu sử dụng
tăng, nên năm 2002, người ta đã xây dựng thêm cây cầu vượt thứ 2.
Công trình hiện đại này được xây dựng bằng công nghệ tiên tiến nên việc
chặt phá rừng khi thi công được hạn chế rất nhiều.
Chiếc cầu đã giúp con người và các phương tiện vượt qua được địa hình
hiểm trở nơi đây một cách an toàn.
Công trình cao tốc này có 6 làn xe.
Cầu vượt cao tốc Interstate H-3 tại Hawaii (Mỹ)
Cầu vượt Interstate H-3 có chiều dài 16 dặm, tương đương 26 km, là một
công trình tuyệt đẹp, được thiết kế kì công và còn được biết đến với tên
"John A. Burns Freeway".
Người ta phải mất đến 20 năm để nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường và
17 năm thi công cùng mức đầu tư vô cùng đắt đỏ, 100 triệu USD/dặm để có thể
hoàn thành công trình tuyệt vời.
Một đoạn cao tốc đi qua đường hầm ở phía đông của dãy Koolau.
Cầu vượt Denny Creek (Mỹ)
Công trình nằm ở bang Washington của nước Mỹ.
Cây cầu vượt này chủ yếu dành cho việc lưu thông của các hộ dân địa phương.
Nhờ chiều cao cách xa mặt đất nên đã giảm thiểu được tiếng ồn và sự ô nhiễm
môi trường.
Cầu vượt Linn Cove (Mỹ)
Đoạn đường có hình dạng uốn lượn trông như một con rắn này dài 380m, thuộc
đại lộ Blue Ridge Parkway, chạy quanh sườn núi Grandfather ở Bắc Carolina.
Năm 1987, phần cuối cùng của đại lộ Blue Ridge Parkway được hoàn thành với
chi phí 10 triệu USD. Thay vì đi qua núi, người ta đã xây dựng cây cầu này để
đi xung quanh.
Cầu vượt Linn Cove luôn được các trang thông tin về du lịch ca ngợi là nơi
chạy xe qua có màu sắc mùa thu tuyệt vời.
Cầu vượt Du Toit (Nam Phi)
Du Toit Viaduct nằm trên đường R101, thuộc tỉnh Western Cape (Nam Phi),
nối liền Paarl và Worcester.