logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Bí quyết xây sửa nhà không phát sinh thêm chi phí

Kinh nghiệm xây dựng

07:47 | 16/07/2018

Thực tế cho thấy, việc phát sinh thêm chi phí không mong muốn khi xây sửa nhà khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu biết các khoản tiền cần tính toán kỹ trước khi xây dựng hoặc cải tạo nhà cửa dưới đây sẽ giúp gia chủ không rơi vào trường hợp này.

  • Tiêu chuẩn quốc gia cho loại hình nhà ở riêng lẻ
  • 5 điểm mới về quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ có hiệu lực từ 15/10
  • Làm sao để được xây nhà trên đất nông nghiệp?

Các khoản tiền cần tính khi xây sửa nhà phố

Khi xây sửa nhà phố, bạn cần tính toán chi tiết kinh phí dành cho các hạng mục dưới đây để tránh bị đội vốn:

Thứ nhất, kinh phí cho việc phá dỡ ngôi nhà cũ và vận chuyển phế liệu giải phóng mặt bằng thi công;

Thứ hai, chi phí đào móng cũng như gia cố móng (ép và đóng cọc nếu cần);

Thứ ba, khoản tiền cho xây dựng phần thô gồm vật tư cơ bản (xi măng, cát, đá, thép) và nhân công;

Kinh nghiệm cho thấy, chi phí này thường không chênh nhiều nên có thể tạm tính theo giá thị trường là 3 triệu đồng/m2 sàn. Phần thô gồm khung bê tông cốt thép (móng, dầm, cột, mái, sàn), tường xây bao bên ngoài, bể ngầm và ngăn chia bên trong.

kinh nghiệm xây sửa nhà
Khi xây sửa nhà, nếu bạn có kế hoạch chuẩn bị càng chi tiết thì càng tiết kiệm được chi phí.(Ảnh minh họa, nguồn: Quang Trần)

Thứ tư, kinh phí cho khâu hoàn thiện:

- Trát hoàn thiện;

- Vật tư và nhân công để hoàn thiện hệ thống điện, cấp thoát nước gồm dây cùng ống đi ngầm trong tường;

- Cấu kiện thép: Logia, lan can ban công, lan can cầu thang, hoa sắt cửa sổ, cửa sắt, khung mái kính giếng trời;

- Ốp lát những khu vực không dùng sàn gỗ, bếp, WC, khu giặt phơi...;

- Cầu thang gỗ gồm bề mặt tay vịn, bậc thang, lan can (nếu sử dụng lan can gỗ);

- Cửa gỗ và phụ kiện như tay cầm, bản lề;

- Cửa nhựa, cửa nhôm;

- Trần thạch cao;

- Kính: Lan can kính, mái kính, vách kính tắm đứng;

- Chống thấm cho nhà vệ sinh, mái;

- Sơn bả trần và tường trong, ngoài nhà;

- Thiết bị vệ sinh như chậu rửa, bồn cầu, vòi sen và phụ kiện;

- Thiết bị điện gồm đèn, công tắc, ổ cắm, aptomat, tủ điện...;

- Sàn gỗ hoặc gạch;

- Phần đá cho cửa đi, bệ đá cửa sổ, mặt chậu rửa, cầu thang (nếu mặt bậc sử dụng đá);

- Máy điều hòa gồm máy, dây ống và nhân công lắp đặt;

Đây là chi phí cơ bản của phần xây dựng kiến trúc, chưa kể chi phí cho đồ nội thất, trang trí và đồ gia dụng.

cải tạo chung cư
Khi cải tạo chung cư, có những hạng mục bạn không thể bỏ qua. (Ảnh: Lê Anh Đức)

Những khoản tiền cần tính khi hoàn thiện căn hộ chung cư (bàn giao thô)

1. Trát hoàn thiện

2. Phá dỡ và sửa tường xây theo thiết kế

3. Hệ thống điện gồm vật tư và nhân công

4. Ốp lát vệ sinh

5. Thiết bị điện hoàn thiện gồm đèn, ổ cắm, công tắc...

6. Thiết bị vệ sinh gồm vòi sen, chậu rửa, bồn cầu, phụ kiện. Đối với căn hộ chung cư, bạn ít khi phải can thiệp vào hệ thống cấp thoát nước

7. Cửa thông phòng và phụ kiện như tay nắm, bản lề

8. Trần thạch cao

9. Sơn bả trong nhà

10. Máy điều hòa: Chi phí cho nhân công, máy và ống dây

11. Sàn gỗ

12. Chi phí cho đồ nội thất:

- Ghế sofa phòng khách;

- Bộ bàn ghế ăn;

- Tủ bếp, bếp, chậu rửa, hút mùi, lò nướng…;

- Nội thất phòng khách, phòng ăn và các phòng ngủ; 

- Các chi phí khác: Chi phí thi công, phí thuê thang máy chở hàng, đổ phế thải xây dựng,… theo yêu cầu ban quản lý. 

Kiến trúc sư Đức Anh

Theo Vnexpress

Bài viết cùng chủ đề

  • Những kinh nghiệm xây nhà trọ cho thuê mà bạn không thể bỏ qua

    Những kinh nghiệm xây nhà trọ cho thuê mà bạn không thể bỏ qua

    Kinh nghiệm xây dựng
  • Tự ý sửa thiết kế nhà vệ sinh, gia chủ gặp phiền toái

    Tự ý sửa thiết kế nhà vệ sinh, gia chủ gặp phiền toái "cả đời"

    Kinh nghiệm xây dựng
  • Chống nóng cho nhà bằng phim cách nhiệt chất lượng

    Chống nóng cho nhà bằng phim cách nhiệt chất lượng

    Kinh nghiệm xây dựng
  • Nhà thấm loang lổ vì chọn gạch lỗ xây tường kém chất lượng

    Nhà thấm loang lổ vì chọn gạch lỗ xây tường kém chất lượng

    Kinh nghiệm xây dựng
  • Nhà ngập nước khi mưa lớn do thiết kế mái che giếng trời không hợp lý

    Nhà ngập nước khi mưa lớn do thiết kế mái che giếng trời không hợp lý

    Kinh nghiệm xây dựng
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình độc đáo

  • Kiến trúc độc đáo

  • Thiết kế nhà đẹp

  • Mẫu nhà ống đẹp

  • Mẫu nhà đẹp

Desktop