Những thói quen sai lầm khiến đồ đạc thậm chí còn dơ và khó tẩy rửa hơn cả trước khi dọn dẹp.
Đặt sai vị trí đồ gia dụng trong máy rửa bát
Chị em có thói quen xếp tất cả bát, đĩa, dao, thìa,... quay về cùng một hướng khi sử dụng máy rửa bát. Sở dĩ mọi người nghĩ rằng điều này sẽ tăng thêm diện tích, làm đồ đạc sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, đây là một cách làm sai lầm bởi khi làm vậy, những tia nước không phun lên hết bề mặt, đồ đạc không được rửa sạch sẽ hoàn toàn. Tốt nhất các chị em nên xếp đầu thìa quay lại với nhau.
Không nên xếp tất cả các đồ gia dụng cùng quay về một hướng.
Lau cửa sổ vào ngày nắng
Ánh nắng mặt trời sẽ nhanh chóng làm khô bề mặt thủy tinh của cửa sổ. Nếu lau cửa sổ vào ngày nắng, sẽ có rất nhiều vệt trắng bẩn đọng lại trên mặt kính khi bạn còn chưa lau xong. Thời gian thích hợp để lau cửa kính là vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối, khi trời không còn nắng và nhiệt độ dưới 30 độ. Ngoài ra, chị em cũng nên lựa chọn chổi lau bản to để có thể nhanh chóng làm sạch cửa sổ.
Lau cửa sổ ngày nắng có thể còn khiến cửa bẩn hơn.
Phun trực tiếp thuốc tẩy lên bề mặt lau chùi
Chỉ nên xịt trực tiếp các chất tẩy rửa lên bề mặt gạch đá, đồ gỗ, tường nhà,... khi chúng cực kì bẩn và cứng đầu. Bởi thông thường, sau một thời gian phun trực tiếp, những chất tẩy rửa sẽ để lại các vết mờ hằn không thể tẩy sạch. Vì vậy, trước khi lau chùi, chị em nên đổ thuốc tẩy vào miếng vải ẩm. Cách làm này vừa giúp mang lại hiệu quả cho công việc lau chùi, vừa tiết kiệm được một lượng tương đối dung dịch tẩy rửa.
Không phun trực tiếp chất tẩy lên bề mặt lau chùi.
Không đeo găng tay
Làn da của con người rất nhạy cảm và thẩm thấu rất nhanh các chất hóa học bên ngoài. Nếu để tiếp xúc trực tiếp, làn da và sức khỏe của bạn sẽ bị chất độc hại của thuốc tẩy tàn phá. Vì vậy, khi lau chùi bất cứ thứ gì đều phải chú ý đeo găng tay. Tốt nhất các chị em nên sử dụng các loại găng cao su có lót bống, đảm bảo độ an toàn nhất cho làn da.
Chú ý đeo găng tay khi lau chùi.
Không lau chùi vết bẩn ngay lập tức
Đối với một số vết bẩn cứng đầu như nước tiểu vật nuôi, rượu vang đỏ, cà phê... nên dùng ngay một chiếc khăn khô để thấm hút ngay khi bị đổ ra thảm. Bởi lẽ, sẽ không thể nào lau sạch nếu để lâu, khi chúng đã ngấm sâu vào từng sợi vải. Sau khi thấm hút, cần giặt nhanh qua bằng nước lạnh rồi lại thấm hút bằng khăn khô. Lặp đi lặp lại bước này cho đến khi vết bẩn không còn hoặc thấy mờ mờ vết bẩn trên bề mặt. Lúc này, chỉ cần sử dụng thêm thuốc tẩy, những phần còn lại sẽ ngay lập tức bị đánh bay.
Dùng khăn khô thấm hút chất bẩn ngay khi đổ ra.
Để bàn chải trong xô chậu
Nên treo chổi cọ, bàn chải lên nơi khô ráo thay vì chất đống trong xô chậu bẩn bởi môi trường ẩm ướt sẽ điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển.
Treo bàn chải khô ráo thay vì chất đống trong xô chậu bẩn.
Không vệ sinh miếng bọt biển
Sau khoảng hai lần sử dụng miếng bọt biển, xơ mướp, chị em nên cho chúng vào lì vi sóng trong một, hai phút hoặc đặt trên nắp xoong khi đang đun sôi nước để vi khuẩn không thể sinh sôi nảy nở thần tốc trong những khe, kẽ.
Sử dụng sai đầu hút bụi
Đầu hút bụi tròn tiêu chuẩn sẽ khó có thể dọn sạch lông chó, lông mèo khắp nơi trong nhà. Bởi vậy, đầu hút bụi có gắn lông là lựa chọn hoàn hảo cho những gia đình nuôi thú cưng. Trước khi hút, chị em nên dùng chổi dọn sạch những mớ lông lớn nằm lung tung trên sàn nhà rồi bật máy với cường độ nhẹ, đảm bảo những mớ lông rắc rối kia sẽ nhanh chóng tan biến.
Sử dụng đầu hút bụi gắn lông khi nuôi thú cưng trong nhà.