Bắt đầu công việc tự thiết kế không gian sống hoàn hảo cho mình bằng những "bí kíp" đơn giản dưới đây.
1. Lựa chọn phong cách phù hợp
Lựa chọn cho ngôi nhà một phong cách nhất định
Thiết kế nội thất nhà ở có thể thay đổi theo từng năm, thậm chí theo mùa, vì vậy hãy lên kế hoạch cho một phong cách thiết kế nhà nhất định. Phong cách đó phải phù hợp với sở thích cá nhân, dung hòa với các thói quen sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
2. Cân nhắc đến kích thước
Ngay từ khi lên kế hoạch thiết kế bạn nên cân nhắc đến yếu tố kích thước của nội thất. Hãy cân nhắc và tính toán cho kỹ kích thước của từng khu vực trong nhà, kèm theo đó là kích thước của những mòn đồ nội thất mà bạn sẽ mua sắm.
Nên nhớ, nhồi quá nhiều thứ trong một không gian eo hẹp sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên chật chội. Ngược lại, nếu một không gian quá rộng nhưng lại bố trí đồ đạc một cách thưa thớt thì lại khiến cho không gian đó trở nên quá trống trải, lạnh lẽo.
3. Ưu tiên sự thoải mái, tiện nghi
Ưu tiên sự thoải mái, tiện nghi khi lựa chọn nội thất
Hãy đặt sự thoải mái và tiện nghi của bạn và các thành viên khi ở trong không gian lên hàng đầu. Một không gian đẹp thực sự trước hết phải là nơi mang lại sự thoải mái, đúng nghĩa và đúng chức năng cơ bản mà một ngôi nhà đảm bảo. Do đó dù chọn phong cách nào, màu sắc nào… thì điều mà bạn cần quan tâm nhất đó chính là tạo nên một thế giới của riêng mình, nơi mà bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời nhất.
4. Luôn lên kế hoạch
Mua sắm những món đồ cần thiết và không để vượt quá kế hoạch định trước
Để không “vung tay quá trán”, chi tiêu quá đà cho việc mua sắm các món đồ nội thất thì tốt nhất, hãy vạch cho mình một kế hoạch mua sắm cụ thể, hoàn chỉnh. Từ đó, hãy dựa trên kế hoạch này để biết mình nên và cần mua gì, số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào cho phù hợp với tổng kinh phí… Luôn ghi nhớ số lượng đồ và số tiền cho phép để không mua sắm vượt kế hoạch.
5. Sử dụng chất liệu gỗ
Chất liệu gỗ tự nhiên mang lại sự ấm áp cho ngôi nhà
Chất liệu gỗ tự nhiên sẽ mang lại cảm giác ấm cúng, thân thuộc và gần gũi cho không gian sống, hơn thế nó có thể sử dụng cho nhiều bộ phận trong nhà, từ sàn, đồ nội thất, bàn ghế, giường tủ… để tạo nên một không gian đồng bộ về chất liệu.
6. Sử dụng thiết kế dạng mảnh
Những thiết kế dạng mảnh có thể tạo nên những điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà. Bạn có thể sử dụng tranh hay những tấm thảm với hình dáng và màu sắc khác nhau. Bạn có thể dễ dàng thay mới khi muốn thay đổi phong cách cho căn hộ của mình.
7. Thử nghiệm với layering
Căn phòng được tạo điểm nhấn nhờ sự sắp xếp xen kẽ các món đồ, phụ kiện
Layering là khái niệm chỉ nghệ thuật xếp hình chồng lên nhau, rất độc đáo và có sức hút. Bạn có thể ứng dụng nghệ thuật này vào trang trí nội thất thông qua việc sử dụng những khung tranh xen kẽ giá sách và các món đồ phụ kiện trang trí.
8. Sự nhân cấp
Bố trí các khung tranh có kích thước tương đồng nhau tạo nên góc tường nghệ thuật
Đó đơn giản chỉ là phép lặp lại một yếu tố chính yếu trong không gian, từ đó tạo nên một góc nghệ thuật trong nhà, chẳng hạn như việc bố trí các khung tranh có kích thước tương đồng cạnh nhau nhưng khác biệt về màu sắc, họa tiết chẳng hạn… miễn sao là bạn vẫn tạo được sự đồng điệu cho các yếu tố lặp lại đó.
9. Cá nhân hóa
Không gian sống mang đậm tính cá nhân cũng là một cách trang trí đẹp
Cuối cùng, một điều mà bạn tuyệt đối không thể quên để tạo nên không gian nội thất thu hút nhất, đó chính là tạo ra một không gian mang đậm dấu ấn của cá nhân mình.
Nếu yêu thích thiên nhiên, hãy tạo một không gian hòa hợp với các chất liệu như gỗ, mang cây xanh vào nhà, và nếu thích thú với các gam màu nồng nhiệt, chẳng có lý do gì để từ chối việc biến ngôi nhà của mình thành một bức tranh nghệ thuật với sự phối hợp của những gam màu đa dạng…