Trong thời gian gần đây, cây xanh phong thủy dường như đã trở thành một trong những vật không thể thiếu trong nhà, vừa tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà, lại vừa cải thiện sức khỏe cho cả gia đình, và còn góp phần mang đến vượng khí cho chính bản thân gia chủ.
Trong những cây xanh phong thủy, cây hồng môn là một trong những loài cây được nhiều người lựa chọn nhất. Vì sao lại là cây hồng môn? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nguồn gốc của cây hồng môn
Cây Hồng môn là giống cây cón xuất xứ từ Ecuador và Colombia. Tên gọi khoa học của cây Hồng môn là Anthurium, là chi lớn nhất của họ ráy Araceae với khoảng trên dưới 800 loại cây khác nhau được phân bố dọc theo vùng Trung và Nam Mỹ.
Hiện tại, cây được trồng khá nhiều ở nước ta với mục đích chính là làm cảnh và bổ sung phong thủy cho ngôi nhà.
|
Cây Hồng môn có xuất xứ từ Ecuador và Colombia |
Cây Hồng môn được chia thành 3 loại chính: cây Tiểu Hồng môn, Trung Hồng môn và Đại Hồng môn. Tùy theo sở thích cũng như diện tích khác nhau của chỗ trưng bày mà bạn có thể lựa chọn loại cây Hồng môn sao cho phù hợp nhất.
Tương truyền, ngày xưa cây Hồng môn được S.M.Damon - một nhà truyền giáo người Anh cất công đem từ Colombia đến Hawaii, và cây Hồng môn đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của đông đảo người dân nơi đây, và thường được gọi với cái tên thân thương là “trái tim Hawaii”, và trở thành một trong những giống cây đặc trưng cho xứ đảo Hawaii.
Ý nghĩa phong thủy của cây Hồng môn
Khi chưa xét tới yếu tố phong thủy, cây Hồng môn là loài cây tượng trưng cho tình yêu. Màu đỏ đặc trưng của hoa Hồng môn, cùng với hình dáng bông hoa như một hình trái tim nhỏ, nên hoa Hồng môn thường được dùng để tặng nhau nhằm mục đích thổ lộ tình cảm của bản thân.
Trong phong thủy, cây Hồng môn tượng trưng cho lòng hiếu khách, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình,...Ngoài tên gọi Hồng môn, cây còn một số tên khác như: cây Môn hồng, cây Vĩ hoa trong, cây Buồm Đỏ,...
Tùy thuộc vào màu sắc các bông hoa khác nhau mà có sự khác biệt nhất định về ý nghĩa phong thủy của cây Hồng môn.
|
Tùy thuộc vào màu sắc các bông hoa khác nhau mà có sự khác biệt về phong thủy của cây Hồng môn |
Thông thường, cây hoa Hồng môn đỏ là cây hoa thể hiện sự nhiệt tình, ấm áp, lòng hiếu khách nồng nàn. Trong khi đó, những cây hoa Hồng môn cam lại là biểu tượng của sự sáng tạo, đem mê và niềm tin vào tương lai. Thông thường, trong phong thủy học, cây hoa Hồng môn cam có thể đem đến cho gia chủ niềm tin về sự làm ăn phát đạt, an khang và thịnh vượng. Còn những cây hoa Hồng môn hồng lại có ý nghĩa, biểu tượng cho sự lãng mạn, tình yêu ngọt ngào, thể hiện những giá trị thiêng liêng nhất trong tình yêu.
Như vậy, cây hoa Hồng môn đỏ và Hồng môn cam được trồng phổ biến nhất trong nhà và nơi làm việc. Đặc biệt là khi khai trương cửa hàng, công ty, doanh nghiệp,...bạn sẽ rất dễ bắt gặp hình ảnh của những chậu hoa Hồng môn cam nhỏ xinh. Còn Hồng môn hồng thường được gia chủ đặt trong phòng ngủ với mong muốn đem lại sự thăng hoa trong tình yêu, gắn kết mối quan hệ của vợ chồng.
Ngoài yếu tố phong thủy, cây Hồng môn còn có chức năng thanh lọc không khí, nên nhanh chóng trở thành một trong những loài cây phổ biến được trồng trong nhà, đặt trên bàn làm việc, xuất hiện ở công ty, các quán cà phê,....
Cây Hồng môn hợp với tuổi nào
Với những sắc màu hoa đặc trưng của hoa Hồng môn là màu đỏ, cam, hồng,...không khó để nhận ra cây Hồng môn có ngũ hành thuộc mệnh Hỏa. Mà theo ngũ hành tương sinh tương khắc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ và Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. như vậy, cây Hồng môn phù hợp nhất với những người có ngũ hành thuộc mệnh Hỏa (tương hợp) và mệnh Thổ (tương sinh).
Cây Hồng môn hợp với những tuổi dưới dây:
-
Tuổi Tý: Canh Tý (1960 - 2020), Mậu Tý (1948 - 2008)
-
Tuổi Sửu: Tân Sửu (1961 – 2021), Kỷ Sửu (1949 - 2009)
-
Tuổi Dần: Bính Dần (1926 - 1986), Mậu Dần (1938 - 1998)
-
Tuổi Mão: Đinh Mão (1927 - 1987), Kỷ Mão (1939 – 1999)
-
Tuổi Thìn: Bính Thìn (1976 - 2036), Giáp Thìn (1964 - 2024)
-
Tuổi Tỵ: Đinh Tỵ (1977 – 2037), Ất Tỵ (1965 - 2025)
-
Tuổi Ngọ: Canh Ngọ (1930 - 1990), Mậu Ngọ (1978 - 2038)
-
Tuổi Mùi: Tân Mùi (1931 - 1991), Kỷ Mùi (1978 - 2038)
-
Tuổi Thân: Mậu Thân (1968 - 2028), Bính Thân (1956 - 2016)
-
Tuổi Dậu: Kỷ Dậu (1969 – 2029), Đinh Dậu (1957 - 2017)
-
Tuổi Tuất: Bính Tuất (1946 - 2006), Giáp Tuất (1934 - 1994)
-
Tuổi Hợi:Đinh Hợi (1947 – 2007), Ất Hợi (1935 - 1995)
Cách chăm sóc cây Hồng môn
Trong phong thủy, nếu như cây bị héo, hoặc bị bệnh, chết là một việc xui xẻo, ảnh hưởng đến vượng khí của chính bản thân gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, nếu như bạn đang sở hữu một chậu cây Hồng môn, bạn nên biết cách chăm sóc, để cây luôn xanh tươi, như vậy không chỉ giúp thanh lọc không khí, bảo vệ môi trường, còn có thể đảm bảo nguồn vượng khí của chính bản thân một cách tốt nhất.
Cây Hồng môn là loài cây ưa bóng râm, khá dễ trồng và chăm sóc, bạn chỉ cần để ý đến một số yếu tố cơ bản như đất, nước và ánh sáng là được.
1. Nước
Cây Hồng môn là những giống cây ưa độ ẩm cao, vì thế, khi trồng cây, bạn nên bảo đảm độ ẩm của đất khoảng 70 - 80%. Nếu quá ít nước, cây sẽ bị khô héo, nếu quá nhiều dẫn đến tình trạng úng cây. Để có thể dễ hình dung hơn, mỗi lần tưới cây Hồng môn, bạn nên tưới khoảng ¾ chậu cây là được.
Trong điều kiện trời lạnh và ẩm, bạn có thể tưới cây 1 lần 1 tuần. Còn trong điều kiện thời tiết khô và nóng, bạn có thể tưới cây 2 lần 1 tuần. Đặc biệt nếu như bạn trồng cây Hồng môn trong nhà, hoặc đặt cây trên bàn làm việc, điều hòa 24/24, bạn nên tưới cây 2 lần 1 tuần nhé, vì không khí trong điều hòa khá khô, khiến lá cây có thể bị rũ xuống.
Lưu ý, tuyệt đối không nên tưới quá nhiều nước cho cây, bởi vì nếu bị thừa nước, cây rất dễ bị úng, thối hoặc nhiễm bệnh, gây khó khăn trong việc cứu chữa, thậm chí còn có thể khiến cây bị chết.
2. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình mà cây Hồng môn có thể chịu được là từ 15 - 30 độ. Nếu thấp hơn sẽ khiến cây không sinh trưởng và phát triển được, hoặc sinh trưởng và phát triển chậm, còn nếu cao hơn thì cây sẽ bị vàng lá, thối lá và chết.
Nếu như bạn đang sở hữu một chậu cây Hồng môn, lưu ý nên hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây, nhất là ánh nắng mặt vào buổi trưa, rất gay gắt.
3. Đất đồng
Cây Hồng môn phù hợp được trồng trong đất có nhiều phù sa, tươi xốp. Khi trồng cây, bạn có thể trộn thêm ít phân chuồng hoặc phân hữu cơ, xơ dừa, trấu hun,...để giúp cây phát triển tốt hơn.
Như vậy, qua bài viết này, Dothi.net hy vọng người đọc biết được cây Hồng môn có ý nghĩa gì cũng như vai trò của cây Hồng môn trong phong thủy, từ đó có thể mang lại nguồn vượng khí tối đa cho chính bản thân gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.