Tết sắp đến, hẳn ai cũng muốn tân trang lại ngôi nhà của mình để chào đón năm mới. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có thể tự tin với nguồn kinh phí của mình.
Dưới đây là một số mách nước giúp bạn sửa sang lại nhà cửa mà không lo kinh phí eo hẹp.
1. Trước khi bắt đầu, hãy lên kế hoạch cụ thể
Trước khi bắt tay vào tân trang căn nhà, bạn hãy tìm ra cảm hứng thiết kế để tạo được phong cách mình thích. Sau đó, bắt đầu chia dự án thành các phần nhỏ như trang trí cửa, nội thất, sơn tường, phụ kiện…. Và hãy chắc chắn rằng tổng giá của tất cả những thứ đó nằm trong dự trù hạn ngân sách của bạn.
Phòng khách đơn giản nhưng vẫn tinh tế, hiện đại với sơn tường
tươi sáng và thảm trải nền lông xù trang nhã.
2. Tận dụng những thứ mình đã có
Sau khi tân trang, bạn có thể sử dụng lại những đồ dùng mà mình cho là phù hợp với căn nhà mới. Nó sẽ giúp bạn rút bớt được một khoản chi phí.
Hãy tự mình tân trang lại phần lớn căn nhà bằng cách tìm kiếm và làm theo những hướng dẫn trên mạng, hoặc tham khảo ý kiến bạn bè và người thân.
Tủ bếp nhìn như mới sau khi được sơn lại.
3. Tạo điểm nhấn cho căn phòng bằng chính đồ đạc đã có
Bạn đừng vội bỏ đi những món đồ cũ nhưng vẫn có thể sử dụng được, mà hãy cố gắng sắp xếp, trang trí chúng cạnh nhau làm sao có thể hợp với không gian và vừa mắt. Không nên cố tạo ra sự liên kêt giữa những đồ mới với đồ cũ mà sẽ tạo ra sự mất cân đối cho không gian.
Tạo điểm nhấn cho không gian bằng chính đồ dùng cũ.
4. Mua nội thất nguyên chất chưa vecni hay sơn màu
Những nội thất này sẽ có giá rẻ hơn rất nhiều so với những sản phẩm cùng loại bạn mua từ các gian hàng triển lãm. Không chỉ vậy, với những sản phẩm này, bạn sẽ biết chắc chắn được chất lượng của nó khi không bị ẩn sau bất cứ lớp mạ hào nhoáng nào. Tiếp theo, bạn hãy hỏi người sản xuất ra nó xem loại vecni, sơn nào phù hợp, nên sơn màu gì và tự bạn có thể làm nó đúng không nào?
Nội thất bằng gỗ nguyên chất chưa sơn vừa tiết kiệm vừa đảm bảo
chất lượng.
5. Mua đồ second-hand, sao lại không?
Bạn có thể lựa chọn những món đồ tốt, hợp với không gian căn nhà mình mà giá thành lại không hề đắt ở những cửa hàng bán đồ cũ. Hoặc sử dụng những món đồ mà bạn bè hay người thân không dùng đến nhưng mình cần. Hay tham gia các buổi đấu giá của các cửa hàng online, bạn cũng có thể tìm được những món đồ hữu ích.
Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản nho nhỏ nhưng vẫn có được món đồ
mình thích khi đến cửa hàng bán đồ cũ chọn lựa món mình thích.
6. Đừng ngại phá cách
Hãy chọn cho mình những màu sắc yêu thích và sử dụng nguyên tắc 60:30:10, 60% sơn màu trung lập chiếm ưu thế hơn, sơn 30% căn nhà với màu sắc loại thứ hai và 10% cho những màu phá cách.
Tạo phong cách riêng cho căn phòng với việc lựa chọn màu sắc táo bạo.
7. Hãy để lại dấu ấn cá nhân
Phong cách cá nhân của bạn sẽ được thể hiện rõ ở cách bạn tranh trí. Bạn nên tự tạo ra một số món đồ hơn là đi mua chúng. Ví dụ như bạn có thể chọn ra những bức ảnh yêu thích và tự hào để treo chúng trong phòng, hay chọn những bức vẽ mang phong cách nghệ thuật độc đáo giúp bạn thư giãn.
Phong cách cá nhân sẽ được tỏa sáng với cách trang trí độc đáo.
8. Ưu tiên thiết kế tối thiểu hóa chi phí
Bạn nên ưu tiên những món đồ nội thất có màu sắc trung tính, vật liệu tự nhiên và nguyên chất. Nên tiết chế những đồ phụ kiện rườm rà hay cả một đống đồ trang trí lặt vặt. Nên nhớ, một không gian sạch sẽ, thoáng đãng là tiêu chí đầu tiên để chọn một thiết kế tiết kiệm chi phí nhất.
Chi phí của bạn sẽ được tiết kiệm nhất khi bạn chọn phong cách
đơn giản nhất.
9. Nên trang trí mỗi lần 1 căn phòng
Bạn đừng ôm đồm quá nhiều việc một lúc. Khi đó bạn sẽ khó nắm bắt được đặc điểm cũng như đồ dùng của từng phòng một. Trước khi muốn tạo nên sự thay đổi lớn thì cần phải có sự thay đổi nhỏ. Tránh tình trạng bây giờ bạn thay một cái tủ bếp cũ dường như sẽ lãng phí, nhưng lại nhận ra rằng bạn nên sơn lại chúng thì tốt hơn sau đó 6 tháng.
Chỉ trang trí 1 căn phòng mỗi lần.
10. Tìm đến một nhà thiết kế còn là sinh viên
Sinh viên là những người luôn luôn có những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời mà khoản phí họ nhận lại rẻ hơn rất nhiều so với những người đã đi làm. Hãy nói chuyện và tìm hiểu về họ trước rồi sau đó kí hợp đồng với những điều khoản về trả lương và tiền phạt rõ ràng nếu họ làm hỏng thiết kế ban đầu sau khi tân trang nhà cũ.
Thiết kế phòng khách sáng tạo của một sinh viên khoa thiết kế nội thất.