Nếu bạn đã mắc phải một vài sai lầm trong số này, đừng vội nản lòng. Làm vườn cần thực hành, kiên nhẫn và khả năng học hỏi từ những sai lầm đó.
Ngay cả người làm vườn dày dạn kinh nghiệm nhất cũng sẽ nói với bạn rằng, làm vườn thực chất là sự thử nghiệm và sai lầm. Đôi khi, bạn có thể thành công ngay từ lần thử đầu tiên nhưng thường không nhiều. Thời tiết, sâu bệnh và côn trùng hiếm khi có thể đoán trước được. Bạn phải thử nhiều điều khác nhau khi làm vườn, tuy nhiên nếu tuân thủ một số quy tắc cơ bản, bạn có thể tăng cơ hội thành công.
1. Bắt đầu với lượng cây lớn
Đừng bắt đầu làm vườn rau với một lượng cây lớn. Một lượng cây nhỏ sẽ dễ quản lý, chăm sóc hơn và bạn có thể trồng chúng trong thùng chưa. "Vườn giường" là lựa chọn tuyệt vời cho người mới bắt đầu. Với diện tích vừa phải, nó không khiến bạn bị choáng ngợp. Với kiểu vườn này, gia chủ hoàn toàn có thể xác định được số lượng cũng như số loại rau bạn cần.
|
Khi mới bắt đầu làm vườn, bạn nên trồng với số lượng nhỏ, vừa phải. |
2. Trồng cây quá dày
Những người làm vườn lần đầu có thể không nhận ra sai lầm này. Bạn cần đảm bảo cung cấp cho cây nhiều khoảng trống để cây phát triển, sinh trưởng tốt. Hơn nữa, nếu trồng cây quá dày, quá gần nhau sẽ khiến sâu bọ dễ dàng xâm nhập. Tốt nhất, bạn nên làm theo hướng dẫn gieo, trồng cây in trên bao bì đựng hạt giống.
|
Các loại rau củ cần được trồng với khoảng cách nhất định để phát triển. |
3. Trồng cây trái mùa
Hãy chắc chắn biết rõ các loại rau củ theo mùa ở khu vực của bạn để trồng cho phù hợp. Đậu Hà Lan và đậu xanh thường được trồng vào đầu mùa xuân. Nếu bạn trồng quá muộn sẽ hạn chế vòng đời của cây, năng suất thấp. Các loại cây trồng phổ biến vào mùa hè như cà chua, dưa chuột và bí cần nhiều ánh nắng, không khí ấm áp để phát triển.
|
Với người bắt đầu làm vườn, không nên trồng rau củ trái mùa. |
4. Không chuẩn bị đất tốt
Bí quyết để có một khu vườn đẹp và năng suất là đất tốt. Thực vật phát triển mạnh khi chúng có sự kết hợp phù hợp của các thành phần cho rễ của chúng. Sự kết hợp của một nửa phân trộn và một nửa đất mặt là tốt nhất để trồng rau. Trương khi gieo trồng rau củ, bạn nên tiến hành kiểm tra đất.
Bạn thường có thể nhận một bộ dụng cụ thử nghiệm thông qua văn phòng Khuyến nông Hợp tác tại địa phương với một khoản phí nhỏ. Theo đó, hãy thử nghiệm phân tích đất trồng trọt của bạn, đo những thứ như độ pH của đất và một số chất dinh dưỡng, bao gồm phốt pho, kali và canxi.
|
Nên kiểm tra các thành phần dinh dưỡng trong đất trước khi gieo trồng cây. |
5. Tưới nước sai cách
Tưới nước quá nhiều khiến cây bị ngập úng có thể dẫn đến bệnh và nấm phát triển. Tưới nước vào gốc cây sẽ đảm bảo rễ cây có đủ nước để phát triển, quang hợp trong ngày. Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn thận. Tưới quá nhiều sẽ làm chết rễ và làm cây yếu đi trong khi thiếu nước sẽ khiến cây bị héo.
Ngoài ra, vòi tưới cây nên có bộ hẹn giờ để đảm bảo lượng nước ổn định và tiết kiệm. Tưới nước cho vườn rau vào sáng sớm là tốt nhất. Nên nhớ rằng, các thùng chứa cần nhiều nước hơn, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng, khô hạn.
|
Cần nắm rõ đặc tính của từng loại cây để tưới nước phù hợp. |
6. Bỏ qua sâu bọ
Người làm vườn nên kiểm tra lá cây hàng ngày để tìm bọ, nấm hoặc các dấu hiệu khác trên lá và thân. Nếu phát hiện sâu bệnh cần tìm cách chữa trị kịp thời. Mặt khác, bạn nên tìm cách kết hợp trồng đồng thời các loại thảo mộc như húng quế, hoa có mùi thơm như cúc vạn thọ sẽ khiến bọ rệp tránh xa khỏi cây cà chua, cây tiêu của bạn.
|
Kiểm tra sâu bọ là khâu không thể bỏ sót khi làm vườn. |
7. Quên cải thiện chất lượng đất
Hằng năm, bạn nên thêm phân trộn vào đất để thêm chất dinh dưỡng cho cây phát triển xanh tốt hơn. Trộn phân bón vào đất sẽ nuôi hầu hết các loại cây trồng suốt bốn mùa trong năm.
Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2020/11/19/7-sai-lam-pho-bien-khi-lam-vuon-lan-dau