Việc lựa chọn được loại cây trồng giếng trời phù hợp không chỉ mang lại vượng khí cho chính bản thân gia chủ, mà còn đề cao tính thẩm mỹ, tạo ấn tượng thị giác cho ngôi nhà một cách tối đa.
Giếng trời không chỉ có vai trò trong thẩm mỹ, mà còn giúp cho nguồn khí trong nhà được lưu thông tốt hơn, từ đó mang lại nguồn vượng khí tối đa cho chính bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người lại càng có xu hướng ưa chuộng những gì tự nhiên nhất. Đa phần chúng ta luôn cảm thấy thư thái mỗi khi nhìn vào những khoảng xanh dịu mát nơi giếng trời. Vì vậy, chúng ta cần lưu tâm tới các chi tiết cấu thành giếng trời khi thiết kế, bài trí nhà cửa. Đặc biệt là vấn đề cây trồng ở giếng trời trong nhà.
|
Khu vực giếng trời trở nên đẹp mắt hơn khi bạn trồng các loại cây xanh phù hợp - Ảnh minh họa |
Khi trồng cây ở khu vực giếng trời, bạn có thể trồng theo tầng hoặc dạng tiểu cảnh. Các cây cao giữ vai trò chủ đạo, trong khi các cây ở dưới có độ cao giảm dần tạo nên góc nhỏ xinh xắn trong ngôi nhà. Lưu ý, nên chọn những loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít rụng lá cho giếng trời.
Những loại cây trồng ở giếng trời phổ biến nhất
Cây lớn trồng giếng trời
Trước khi tìm hiểu những loại cây trồng ở giếng trời phổ biến nhất hiện nay, bạn nên biết, giếng trời luôn cần một cây trồng chủ đạo. Cây trồng chủ đạo có kích thước lớn, đủ khả năng phát triển bao trùm hoàn toàn không gian của giếng trời. Trong phong thủy học, cây trồng chủ đạo giúp cho nguồn khí trong ngôi nhà được lưu thông tốt hơn, mang lại sinh khí cho ngôi nhà.
Cây khế
Đây là loại cây thích hợp trồng trong bóng râm, trong nhà hay khu vườn nhỏ. Chỉ cần trồng một cây khế ở giếng trời là đủ để tạo nên không gian gần gũi, thân thuộc cho ngôi nhà. Hơn nữa, khi cây khế đơm hoa kết trái, những chùm hoa khế hay chùm quả xum xuê càng giúp cho khoảng giếng trời thêm yên bình, hấp dẫn.
Khế là loài cây rất phù hợp để trồng ở giếng trời.
Cây lộc vừng
Cùng với khế thì lộc vừng cũng là loài cây lớn trồng giếng trời được nhiều người lựa chọn. Hơn nữa, lộc vừng còn là một trong tứ cây phong thủy có tác dụng mang hưng thịnh, may mắn và tài lộc cho gia đình.
Cây lộc vừng được trồng ở khu vực giếng trời.
Cây cóc
Cây cóc được khá nhiều người lựa chọn cho khu vực giếng trời. Cây có tán lá nhỏ gọn, cho trái quanh năm nhưng đòi hỏi chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên để tạo điểm nhấn thú vị cho khoảng giếng trời.
Bạn cũng có thể trồng cóc hoặc đào tiên ở giếng trời.
Nếu giếng trời nhà bạn có diện tích hạn chế, hãy trồng những cây có độ cao từ 1-2,5m như cau Hawaii, trúc Nhật, kim ngân, kim thiên, đại phú giá, mật cật, phát tài núi...
Giếng trời - cây xanh tạo không gian thư giãn cho nhà phố.
Không gian xanh mát, tràn đầy sức sống.
Cây tầng trung
Giếng trời là một khu vực rất đặc biệt trong nhà. Ánh sáng từ mặt trời chiếu xuống khá mạnh, tạo điều kiện cho các loại cây xanh phát triển tươi tốt. Giếng trời khi được trang trí đơn giản sẽ càng tăng hiệu ứng thẩm mỹ cho không gian sống. Do đó, hãy khéo léo kết hợp các loại cây trồng giếng trời trong nhà với nhau để giữ sự tự nhiên, bình dị.
Những cây tầng trung giúp cân bằng điểm nhìn trong giếng trời.
Nếu giếng trời đã có một cây chủ đạo, bên dưới có các loại cây thân cỏ nhỏ xinh thì bạn cũng nên cân bằng lại điểm nhìn với những loại cây có độ cao vừa phải như trầu cánh phượng, bạch mã hoàng tử, chuối hoa, chuối rẻ quạt, đinh lăng, ngũ gia bì, ráng ổ phụng, cau tiểu trâm...
Xem thêm: Trồng cây cảnh phong thủy nào trong nhà để mang lại tài lộc?
Khu vực giếng trời được thiết kế hợp lý với các tầng cây đan xe nào nhau.
Cây tô điểm xung quanh
Cùng với cây chủ đạo, cây tầng trung, bạn sẽ cần lựa chọn những loại cây nho nhỏ để tô điểm cho giếng trời. Đó có thể là các loài cây dễ trồng như lan ý, hồng môn, sen đá, nhền nhện, cây lan hạt dưa, cây lan tim, trầu bà cẩm thạch, trầu bà đế vương...
Giếng trời nhà phố được tô điểm bằng những loại cây nhỏ xinh.
Góc nhỏ dịu dàng, an yên.
Đây đều là những loài cây có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh mà không đòi hỏi chăm sóc nhiều. Bạn chỉ cần khéo léo chúng với sỏi đá hay phụ kiện tiểu cảnh để tạo vẻ đẹp xanh mát cho không gian sống.
Bổ sung thêm phụ kiện, sỏi đá và ánh sáng để khoảng giếng trời trở nên hấp dẫn hơn.