Màu xanh vốn mang tông lạnh nhưng lại rất hài hòa với gian bếp ấm áp. Đây là cách trung hoà màu sắc với phong thổ.
Màu xanh vốn mang tông lạnh nhưng lại rất hài hòa với gian bếp ấm áp. Đây là cách trung hoà màu sắc với phong thổ.
Gian bếp thường là nơi "nóng" nhất của ngôi nhà. Vì thế, việc lựa chọn những gam màu lạnh như xanh dương cũng là cách dễ nhất để trung hoà, giảm bớt cảm giác nóng nực nơi không gian bếp. Đây có thể được xem là một ý tưởng táo bạo nhưng khá thú vị của chủ nhà.
Sự tương phản thú vị
Với những tông màu lạnh như màu xanh, gỗ là lựa chọn tối ưu cho việc kết hợp vật liệu khi lên "sườn" cho không gian bếp. Màu sắc nguyên thuỷ của gỗ là đối trọng tuyệt vời cho màu xanh dương tươi sáng. Nó giúp thay đổi không khí và cảm nhận về không gian, kích thước của gian bếp. Tùy độ đậm nhạt của màu sắc chủ đạo mà người ta chọn màu gỗ kết hợp cho phù hợp. Kết hợp nhuần nhuyễn các màu sắc có thể giúp "đánh lừa" thị giác, tạo một không gian mới cho bếp.
Thay vì những mảng màu rộng, kiến trúc sư thường chia các tủ bếp, kệ treo thành nhiều mảng màu xen kẽ. Như thế, thị giác chúng ta cũng sẽ có cảm nhận nhẹ nhàng hơn.
Màu xanh dương đậm là một màu sắc được xem là khá "cá tính" tại Việt Nam. So với việc sử dụng chất liệu gỗ thông thường cho tủ bếp và những màu nhẹ nhàng cho tường bếp. màu xanh thường hiếm gặp ở những gian bếp Việt, nhưng việc sử dụng màu sắc lạ như thế sẽ tạo cho gian bếp một vẻ ngoài bắt mắt. Và màu xanh dịu mát trong một gian bếp ấm cúng sẽ tạo nên một sự tương phản thú vị cho khoảng không gian quan trọng bậc nhất này của ngôi nhà.
Sự phối hợp ăn ý
Bên cạnh sự tương phản nóng - lạnh, những vật dụng đồng bộ cũng là một nét độc đáo, tạo thành sự phối hợp ăn ý cho gian bếp. Việc trang bị những vật dụng có các chi tiết đồng màu, như một chiếc thớt nhựa nền xanh với hoa văn vàng, những chiếc lọ có nắp cùng tông xanh, những chiếc xèng, và có màu xanh da trời... tất cả thể hiện sự yêu thích và chăm chút cho gian bếp của chủ nhân. Đây cũng là một cách trang trí kín đáo cho gian bếp, dùng chính những vật dụng cần thiết của bếp để tạo màu sắc và điểm nhấn, thay vì những chậu hoa hay tranh ảnh thông thường.
Trong những gian bếp có màu lạnh thế này, nên dùng các loại đèn có ánh sáng vàng để tạo cảm giác ấm cúng. Loại ánh sáng này cũng góp phần làm cho món ăn luôn có màu sắc đậm đà, hấp dẫn và ngon miệng.
Tuy là một màu sắc có phần đặc biệt so với thói quen thiết kế bếp Việt, nhưng xanh dương là một lựa chọn tuỵêt vời để mang lại không gian mát dịu cho bếp, một sự kết hợp hài hoà mà cũng là sự tương phản sinh động, thú vị.
(Theo Món Ngon)