Đa số gia chủ xây nhà hay tính toán trên cơ cở mấy phòng, mấy tầng, mấy phòng ngủ... chứ ít khi nghĩ đến sẽ làm bao nhiêu nhà kho. Nhà làm xong thiếu kho thì sẽ dẫn đến chỗ nào cũng bừa bộn, đồ đạc linh tinh, ảnh hưởng xấu đến không gian nội thất.
Đa số gia chủ xây nhà hay tính toán trên cơ cở mấy phòng, mấy tầng, mấy phòng ngủ... chứ ít khi nghĩ đến sẽ làm bao nhiêu nhà kho. Nhà làm xong thiếu kho thì sẽ dẫn đến chỗ nào cũng bừa bộn, đồ đạc linh tinh, ảnh hưởng xấu đến không gian nội thất.
Về khí hậu, có thể dùng kho làm phần đệm để giảm tác động xấu. Ví dụ như kho trên gian áp mái giúp tầng dưới đỡ nóng hơn. Nhà quy mô lớn, biệt thự hoặc nhà phố cao tầng, có được tầng hầm làm nhà xe cũng là một dạng kho chứa đồ, vừa tránh được ẩm cho tầng một.
Kho là nơi thường nhiều độ ẩm, ít ánh sáng trực tiếp, tần suất sử dụng thấp và hay đóng kín. Chính vì vậy, nên bố trí kho xen kẽ và phân tán trong nhà theo các khu vực sử dụng chứ không nên tập trung một chỗ. Ví dụ, kho dưới gầm cầu thang để xóa khoảng chéo bất lợi và tận dụng được diện tích. Kho cũng có thể bố trí trên nóc vệ sinh kết hợp làm trần kỹ thuật để xử lý đường ống...
Kho tuy là không gian phụ nhưng tránh làm hẹp quá vì sẽ khó sử dụng. Đồ đạc nên có kệ để sắp xếp thứ tự, tránh chồng chất bên trong dễ gây hỏa hoạn hoặc hư hỏng. Cũng cần mở cửa sổ, dù nhỏ (nếu có thể) hoặc làm quạt hút gió để thoát ẩm tốt hơn.
Nên đặt kho vào các hướng ít giao tiếp trong nhà. Về mặt phong thủy, cũng tương tự bếp, nguyên tắc đặt kho là "tọa hung hướng cát" (mặt sau của kho ở hướng xấu còn mặt trước hay cửa ở hướng tốt). Nếu nhà ở có kết hợp kinh doanh hay sản xuất, phần cửa kho luôn mở ra vị trí thuận tiện cho việc xuất, nhập, cất giữ hàng hóa. Khi nhà có mái bằng, sân thượng, nếu làm kho trên sân thượng càn tránh đặt kho phía trước phòng thờ, mà nên chuyển về phía sau có kết hợp với phòng giặt hoặc tập thể dục là thuận lợi và hợp lý hơn cả.
(Theo Nhà Đẹp)