Dưới đây, Dothi.net sẽ điểm qua cho bạn 15 bí quyết bảo quản đồ gỗ bền lâu dựa vào các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm và vấn đề liên quan đến vệ sinh, diệt côn trùng.
Nhờ vẻ đẹp mộc mạc tự nhiên mà nội thất gỗ rất được yêu thích trong trang trí và thiết kế nội thất. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam, nhất là với thời tiết nóng ẩm - lạnh khô của miền Bắc, việc bảo quản đồ gỗ không hề đơn giản chút nào.
Nhìn chung, có 3 điều cần lưu ý nếu muốn giữ cho đồ gỗ nội thất được bền lâu, không lo mối mốc:
- Ánh nắng, nhiệt độ, bức xạ mặt trời
- Độ ẩm, thông gió
- Vệ sinh và ẩm mốc, côn trùng
Dưới đây là 15 mẹo đơn giản dựa trên 3 tiêu chí kể trên giúp đồ gỗ nhà bạn luôn sáng đẹp, bền lâu.
Bảo quản đồ gỗ bền lâu dựa vào yếu tố nhiệt độ
Gỗ có khả năng co giãn theo nhiệt độ, điều này ảnh hưởng đến tạo hình cũng như tuổi thọ của đồ gỗ. Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách áp dụng các mẹo sau:
1. Không đặt gỗ ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào
Thỉnh thoảng bạn có thể phơi đồ gỗ dưới ánh nắng sẽ giúp diệt khuẩn gây ẩm mốc đồ gỗ. Tuy nhiên, nếu ánh sáng mặt trời chiếu vào đồ gỗ thường xuyên có thể gây phản tác dụng. Vào ban ngày, bức xạ mặt trời rất mạnh mang theo nguồn nhiệt lượng lớn nưng vào ban đêm, nhiệt độ sẽ thấp hơn rất nhiều.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khiến đồ gỗ bị giãn nở thường xuyên,
ảnh hưởng đến hình dạng và độ bền sản phẩm
2. Không kê đồ gỗ sát tường
Việc kê đồ gỗ sát tường khiến tủ đồ nhanh bị ẩm mốc. Hơn nữa, điều này còn làm hỏng cả lớp sơn tường do bế khí, mốc meo. Vì thế, hãy kê đồ gỗ cách tường một khoảng 1-2cm. Làm như vậy, thiết kế và diện tích phòng không bị ảnh hưởng mà còn giúp đồ gỗ trong nhà bạn bền lâu hơn.
Nên kên kê nội thất gỗ cách tường một khoảng 1-2cm
3. Đặt đồ gỗ ở nơi sạch sẽ, thoáng mát
Vị trí đặt đồ gỗ hợp lý ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm. Đồ gỗ sẽ bền đẹp hơn nếu được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Đặt đồ gỗ ở nơi khô ráo, thoáng mát sẽ làm tăng tuổi thọ sản phẩm
4. Không đặt đồ gỗ ở nơi dễ bị mưa hắt
Lượng mưa nhiều và thường xuyên không chỉ khiến nhà xuống cấp mà đồ đạc cũng dễ hỏng hóc theo. Để bảo vệ nội thất gỗ, bạn nên tránh đặt chúng gần cửa sổ.
Tránh đặt nội thất gỗ cạnh cửa sổ
5. Không dùng đồ gỗ ở những nơi có nhiệt độ cao
Bạn nên hạn chế sử dụng và trang trí nội thất gỗ ở những nơi có nhiệt độ cao như phòng tắm, phòng bếp. Nhiệt độ cao chính là tác nhân phá hoại hình dạng và khiến tuổi thọ đồ gỗ bị giảm đi. Tất nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng những nội thất gỗ đã qua xử lý.
Nhiệt độ, độ ẩm từ phòng tắm, nhà bếp có thể phá hỏng nội thất gỗ
Điều chỉnh độ ẩm, thông gió để giữ đồ gỗ bền lâu
Ở miền Bắc nước ta, mùa xuân được xem là thời kỳ có độ ẩm cao nhất. Khi đó, không khí bão hóa hơi nước, bám vào bề mặt tủ kệ, sàn nhà, gương kính... Cũng trong thời kỳ này, nấm mốc và dịch bệnh phát triển thuận lợi nhất, gây cong vênh, ẩm mốc nội thất gỗ. Hiểu được đều này, bạn càn điều chỉnh và kiểm soát nội thất gỗ.
6. Lắp đặt máy kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy đo nhiệt độ, độ ẩm, áp suất tự động. Hơn nữa, các thiết bị này còn có thể được kết nối với điều hòa, máy sưởi, hệ thống thông gió để tự động điều chỉnh lại không khí trong phòng khi độ ẩm và nhiệt độ phòng vượt quá ngưỡng cho phép.
Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản đồ gỗ
Những thiết bị này không chỉ đảm bảo đời sống của các thành viên trong gia đình mà còn giúp đồ nội thất bằng gỗ được bền đẹp hơn.
7. Sử dụng vật liệu chống thấm hiện đại
Ẩm mốc xảy ra nguyên nhân một phần do hiện tượng rò rỉ và thấm nước từ ngoài. Để tránh tình trạng này, bạn nên khảo sát điều kiện khí hậu khu đất nhà mình một cách kỹ lưỡng và sử dụng các giải pháp chống thấm hợp lý.
Chống thấm từ mặt tiền ngôi nhà để tránh ẩm mốc
8. Sử dụng điều hòa để điều chỉnh độ ẩm trong nhà
Máy điều hòa có thể kiểm soát và điều tiết độ ẩm trong nhà. Mỗi khi thấy độ ẩm trong phòng cao lên, hãy sử dụng điều hòa để thu được hiệu quả ngay tức thì.
Hãy tận dụng điều hòa khi độ ẩm trong phòng tăng cao, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì
9. Thông gió tự nhiên một cách hợp lý
Việc điều tiết thông gió qua cửa nhà, cửa sổ và các ô thoáng là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ lúc nào nên tiến hành thông gió thường xuyên và lúc nào nên tránh thông gió. Chẳng hạn, trong điều kiện thời tiết nồm, bạn nên đóng kín cửa, tránh thông gió vì sẽ làm tăng độ ẩm không khí trong phòng.
Nên đóng kín tất cả các cửa trong điều kiện thời tiết nồm để tránh hơi ẩm vào nhà
gây hỏng đồ đạc
10. Thông gió cơ khí nhờ quạt
Sử dụng quạt để thông gió cũng là giải pháp rất phổ biến ở nước ta.
Sử dụng quạt thông gió giúp không khí trong phòng được đối lưu và làm giảm độ ẩm
trong phòng
Các vấn đề về vệ sinh, diệt vi khuẩn, nấm mốc
Muốn đồ nội thất bằng gỗ được bền lâu và duy trì được vẻ đẹp, bạn cần vệ sinh, đánh bóng chúng thường xuyên. Việc làm này cũng giúp loại bỏ nguy cơ tiềm tàng gây hỏng đồ nội thất. Dưới đây là một số mẹo vặt mà bạn có thể áp dụng.
11. Cần giữ cho đồ gỗ luôn sạch sẽ, không để bề mặt đồ gỗ bị trầy xước, bám dính thức ăn hay dầu mỡ
Không nên để bề mặt gỗ bị bừa bộn, bám dính chất bẩn
12. Sử dụng khăn khô để lau dọn đồ gỗ
Sử dụng khăn khô, mềm để lau sạch đồ gỗ một cách nhẹ nhàng
13. Thỉnh thoảng mang đồ gỗ ra phơi dưới nắng nhẹ
Phơi đồ gỗ dưới nắng nhẹ để loại trừ nguy cơ ẩm mốc, mối mọt
14. Sử dụng các chất chống ẩm tự nhiên như bã cà phê, lá trà, báo, than hoạt tính... để diệt khuẩn nấm mốc
Tận dụng bã cà phê để chống ẩm tự nhiên và diệt nấm mốc cho đồ gỗ
15. Đánh vec-ni để làm mới bề mặt gỗ
Đánh vec-ni để đồ gỗ luôn bền, đẹp