logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Phong cách công nghiệp mạnh mẽ, phóng khoáng trong thiết kế nội thất

Nội thất

09:23 | 22/08/2020

Phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất chủ yếu dành cho những gia chủ cá tính, chuộng sự mới lạ, phá cách khi bài trí không gian sống. Từ khi ra đời đến nay, phong cách này không ngừng phát triển, hoàn thiện với những ý tưởng thiết kế vô cùng độc đáo nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng cơ bản và riêng biệt.

  • 4 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Hiện Đại Bạn Không Thể Bỏ Qua
  • Tổng quan về phong cách thiết kế nội thất trang trại hiện đại
  • Tìm hiểu 6 phong cách thiết kế nội thất sang trọng năm 2023

Nếu bạn đang có ý định thiết kế nội thất căn hộ hay chỉ phòng riêng của mình theo phong cách công nghiệp thì nên nắm rõ những đặc trưng cơ bản để ứng dụng sao cho hài hòa, phù hợp.

Nguồn gốc hình thành phong cách công nghiệp

Phong cách công nghiệp ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX, khi cuộc cách mạng công nghiệp tại châu Âu suy thoái nghiêm trọng. Xu hướng toàn cầu hóa trở nên rõ rệt hơn, hàng loạt nhà máy, công xưởng bị bỏ hoang, không sử dụng do chuyển xưởng sản xuất sang các nước thứ ba với chi phí thấp hơn.

Theo thời gian, dân cư trong thành phố ngày càng đông đúc, dẫn đến tình trạng thiếu chỗ cư trú. Trong bối cảnh đó, ý tưởng tái sử dụng những tòa nhà này thành khu dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân được hình thành.

hình ảnh bên trong một ngôi nhà phong cách công nghiệp với tường ốp gỗ, dầm lộ thiên, đường ống màu đen, sofa da nâu
Phong cách công nghiệp không ngừng được đổi mới, nâng cấp và hoàn thiện để phù hợp với thị hiếu thiết kế nội thất ngày càng đa dạng.

Ban đầu, hầu hết các thiết kế công nghiệp đều khá đơn giản và thô cứng. Sau đó, các kiến trúc sư quyết định tái tạo lại các công trình, tận dụng những gì có sẵn như cửa sổ kính lớn, trần nhà thô, tường gạch lộ... và đưa các trang thiết bị phục vụ cuộc sống vào để tạo nên một không gian sống hiện đại, tinh tế nhưng cũng không kém phần độc đáo, phá cách.

Dễ dàng nhận thấy, phong cách nội thất công nghiệp hướng tới sự đơn giản, thô sơ, quay về những điều cơ bản nhất. Phong cách này không cố gắng che đi những khuyết điểm thô mộc trong kiến trúc mà khuyến khích làm nổi bật nó. Đây cũng chính là sức hút rất riêng của nội thất công nghiệp hiện đại, được ứng dụng phổ biến và rộng rãi trên khắp thế giới, từ thiết kế nhà hàng, quán cà phê, không gian văn phòng tới nhà ở.

Những đặc trưng cơ bản của phong cách nội thất công nghiệp

Bước vào một ngôi nhà hay căn hộ được thiết kế theo phong cách công nghiệp, chắc chắn bạn sẽ ấn tượng bởi những đặc trưng nổi bật và riêng biệt sau đây:

Không gian mở phóng khoáng

Đặc trưng này chính là bản chất của phong cách thiết kế công nghiệp, vì trước đây chúng là những khoảng không gian rộng lớn từ các nhà máy. Do đó, khi đem phong cách thiết kế ứng dụng vào nhà ở cần tạo nên những khung cửa sổ trần, mảng kính trong suốt, đồ nội thất tối giản để giúp mở rộng thêm không gian và tạo cảm giác thông thoáng hơn.

Không gian đa năng là mục tiêu mà phong cách này hướng tới. Theo đó, phòng khách, khu bếp và bàn ăn thường không có ranh giới, có thể hòa làm một. Nếu có lợi thế trần nhà cao, bạn có thể thiết kế thêm gác xếp để tận dụng hầu hết các khoảng trống trong không gian. Đây cũng là giải pháp thiết kế hoàn toàn phù hợp với những ngôi nhà, căn hộ có diện tích hạn hẹp.

Phòng khách, bếp và bàn ăn nằm trong cùng một không gian mở xuyên suốt, tạo cảm giác rộng thoáng hơn so với diện tích thực tế.
Phòng khách, bếp và bàn ăn nằm trong cùng một không gian mở xuyên suốt.

Tường gạch thô ấn tượng

Có thể nói, đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất của thiết kế công nghiệp - phong cách đề cao cấu trúc nguyên bản. Những bức tường gạch đỏ không chỉ là điểm nhấn màu sắc bắt mắt mà còn tạo ra bầu không khí ấm áp, chào đón. Tuy là tường gạch để trần nhưng không hề tạo cảm giác thô sơ, nặng nề, cũ kỹ... mà thay vào đó là sự gần gũi, quen thuộc, đậm chất hoài cổ.

Ngoài tông màu nguyên bản của gạch, bạn cũng có thể khoác lên chúng màu sơn yêu thích như trắng, xám, đen... miễn sao đảm bảo sự hài hòa với tổng thể không gian chung.

Tường gạch lộ màu đỏ mang đến cảm giác ấm áp, gần gũi cho không gian sống.
Tường gạch lộ màu đỏ mang đến cảm giác ấm áp, gần gũi cho không gian sống.

Trần để hở, dầm và đường ống

Với phong cách công nghiệp, trần nhà để hở với dầm thép, cột bê tông và các đường ống không những không được che giấu gọn gàng mà còn được nhấn mạnh. Thông thường, trần được sơn màu đen để tăng chiều sâu cho không gian cũng như tạo cảm giác bí ẩn. Hệ thống ống dẫn tối màu chạy dọc trên trần nhà hoặc theo các bức tường luôn là điểm đặc biệt không thể thiếu đối với căn hộ phong cách công nghiệp. Đặc điểm này mô phỏng lại nhà máy cơ khí ngày xưa.

Chuộng sàn bê tông hoặc gỗ

Gạch bông, gạch men lát sàn hiện đại rất ít khi được sử dụng trong thiết kế nhà theo phong cách công nghiệp. Thay vào đó, chất liệu bê tông và gỗ luôn được ưa chuộng. Bạn có thể chọn màu sắc sàn bê tông hoặc sàn gỗ tùy thích. Đồng thời, có thể kết hợp sàn bê tông với tường ốp gỗ hoặc ngược lại để không gian sống trở nên sinh động, tươi mới hơn mà vẫn giữ được nét độc đáo của phong cách nội thất này.

Cầu thang bằng thép đơn giản

Trong thiết kế công nghiệp, cầu thang kết nối gác xép với tầng trệt thường được làm bằng thép phủ sơn đen với kiểu dáng tối giản. Các bậc thang được làm nhám để tránh trơn, trượt khi di chuyển gây nguy hiểm cho người dùng. Cùng với đó, lan can cầu thang cũng rất đơn giản và góc cạnh. Cầu thang gỗ hoặc gỗ kết hợp kim loại cũng được sử dụng nhưng không phổ biến.

Cầu thang bằng thép đơn giản, phủ sơn đen kết nối tầng trệt với gác lửng.
Cầu thang bằng thép đơn giản, phủ sơn đen kết nối tầng trệt với gác lửng.

Bảng màu trung tính lên ngôi

Đen, trắng, xám là những màu sắc gắn liền với yếu tố công nghiệp. Thế nên, đây cũng là 3 gam màu chủ đạo trong nội thất phong cách công nghiệp. Bên cạnh đó, màu nâu gỗ, xanh navy cũng được sử dụng phổ biến. Nhìn chung, bảng màu trung tính của phong cách này bắt nguồn từ màu sắc chủ đạo của các loại vật liệu như bê tông, kim loại, gạch, gỗ. Những gam màu nhẹ nhàng thường rất dễ kết hợp nội thất và tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho người dùng.

Ví dụ, với phòng khách, nếu tường sơn trắng thì bộ ghế sofa và rèm cửa thường có màu nâu, xám hoặc xanh xám. Ngược lại, nếu tường có màu xám, thì ghế sofa và rèm cửa nên là màu trắng sáng để tạo điểm nhấn. Trong khi đó, các món đồ khác như bàn, ghế phụ, tủ, kệ, đèn, quạt… cũng nên có màu sắc lạnh theo xu hướng công nghiệp.

Bạn cũng có thể thay đổi các sắc thái màu sắc cho ấm lên một chút và sử dụng các phụ kiện trang trí màu tươi sáng như vàng chanh, cam, xanh dương, xanh lá... nhưng không nên lạm dụng quá đà nếu không muốn làm mất đi vẻ đẹp vốn có của phong cách nội thất công nghiệp.

Phòng bếp phong cách công nghiệp cực ấn tường với tông màu xám đen cá tính.
Phòng bếp phong cách công nghiệp cực ấn tượng với tông màu xám đen cá tính.

Nội thất tối giản

Phong cách công nghiệp chuộng sử dụng nội thất làm bằng vật liệu kim loại sơn đen để tạo cảm giác khỏe khoắn. Cùng với đó, nội thất bọc da cũng thường xuyên được sử dụng như ghế sofa, đôn ngồi, ghế bành thư giãn... Với phong cách này, đồ nội thất càng tối giản càng tốt. Không gian luôn được tối giản ở mức tối đa, chỉ một số ít cây xanh và phụ kiện trang trí được sử dụng để tạo điểm nhấn sinh động.

Bên cạnh vật dùng bằng kim loại và da, bạn cũng có thể sử dụng các chất liệu khác như vải bố, gỗ nhưng nên ưu tiên tông màu sẫm, tối. Đồ nội thất có thể có một chút trầy xướt, xuống cấp, hao mòn sẽ tạo nét riêng thú vị trong phong cách công nghiệp, chẳng hạn như một bàn cà phê làm bằng gỗ pallet cũ hoặc một tủ kim loại cổ điển đã bong lớp sơn phủ...

Cửa sổ kính khung thép lớn là đặc trưng nổi bật của thiết kế nội thất công nghiệp.
Cửa sổ kính khung thép lớn là đặc trưng nổi bật của thiết kế nội thất công nghiệp.

Cửa sổ khung thép lớn

Cửa sổ lớn làm bằng thép với nhiều khung nhỏ là đặc điểm của phong cách công nghiệp cổ điển. Đây là chi tiết phù hợp với các nhà máy, kho xưởng trong quá khứ. Những khung cửa sổ lớn đón được nhiều ánh sáng và dùng để trao đổi không khí với môi trường trong lành bên ngoài, giúp giảm thiểu mức độ ô nhiễm bên trong nhà máy. Các nhà thiết kế hiện đại đã tận dụng đặc trưng này để mang tới cho không gian nội thất nhà ở điểm nhấn tinh tế với cửa sổ kính khung thép ấn tượng.

Chú trọng ánh sáng

Như chúng ta đã biết, gam màu chủ đạo được sử dụng cho không gian và đồ nội thất phong cách công nghiệp là màu trầm, tối  nên ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với phong cách này. Ngoài tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên từ các khung cửa sổ lớn, các nhà thiết kế bố trí hệ thống đèn khá dày đặc với ánh sáng vàng để tăng độ ấm áp cho không gian.

Không gian sống được thiết kế theo phong cách công nghiệp thoáng đãng, nhiều cây xanh.
Không gian sống được thiết kế theo phong cách công nghiệp thoáng đãng, nhiều cây xanh.

Ứng dụng phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất

Với những đặc trưng riêng biệt và cá tính, phong cách công nghiệp được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nội thất nhà ở, căn hộ chung cư, văn phòng, nhà hàng, quán cà phê,...

Phòng khách 

Phòng khách phong cách công nghiệp thường mang những nét đặc trưng nhất của phong cách này như không gian mở, liên thông với phòng bếp và không gian ăn uống. Nội thất phòng khách được làm bằng gỗ tông màu nguyên bản, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thân thiện cho người dùng. Mặt khác, bạn nên bài trí thêm cây xanh để tạo điểm nhấn sinh động, tràn đầy sức sống.

Mẫu thiết kế phòng khách công nghiệp điển hình.
Mẫu thiết kế phòng khách công nghiệp điển hình.

Phòng bếp

Thiết kế nội thất phòng bếp công nghiệp rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây nhưng chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Bởi lẽ, theo quan niệm phong thủy của người Á Đông nói chung thì phòng bếp nên được thiết kế kín đáo và điều này đi ngược lại với phong cách công nghiệp. Hơn nữa, cách bài trí nội thất cũng có những nét khác biệt bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa nên khi ứng dụng phong cách này trong trang trí bếp cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

>>> Xem thêm: Không gian và kết cấu ấn tượng trong phòng bếp phong cách công nghiệp

Phòng ngủ

Phòng ngủ phong cách công nghiệp thường được thiết kế với tường gạch thô, sàn bê tông mài, lát gạch hoặc gỗ với tông màu tự nhiên nhất có thể. Chất liệu kim loại sơn đen và gỗ cũng xuất hiện khá phổ biến, vừa bổ trợ vừa trang trí cho nhau, được sử dụng trong thiết kế giá sách, giá trang trí, bàn làm việc và khung cửa sổ. Trần nhà là nơi bố trí hệ thống đèn LED ấn tượng, chiếu sáng không gian vào ban đêm. 

Lưu ý, bạn nên dùng rèm cửa để che bớt ánh sáng từ khung cửa sổ lớn trong phòng ngủ. Mặt khác, phụ kiện trang trí nội thất phòng ngủ phong cách công nghiệp cần được kiểm soát, không nên quá nhiều. Đồng thời, sử dụng cây xanh phù hợp để làm tăng thêm sự đa dạng về màu sắc và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

Trang trí phòng ngủ sáng tạo với tường gạch đỏ ấm áp và dòng chữ sinh động.
Trang trí phòng ngủ sáng tạo với tường gạch đỏ ấm áp và dòng chữ sinh động.

>>> Xem thêm: Loạt ý tưởng thiết kế phòng ngủ nhỏ phong cách công nghiệp

Phòng làm việc

Phong cách công nghiệp được rất nhiều công ty và doanh nghiệp ứng dụng vào thiết kế nội thất văn phòng. Những đặc trưng của phong cách này cũng rất phù hợp để thiết kế văn phòng làm việc như không gian mở thoáng đãng giúp tăng sự tương tác, kết nối giữa các nhân viên. Bên cạnh đó, vật liệu thiết kế đơn giản, gần gũi với cuộc sống hàng ngày giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư nội thất văn phòng.

Đặc biệt, chính tinh thần mạnh mẽ, tác phong công nghiệp của phòng cách này có thể đem lại sự thoải mái cũng như động lực để làm việc, từ đó nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc. Thực tế cho thấy, nội thất văn phòng tối giản cũng giúp bạn tập trung hơn, tránh được những sự sao nhãng không cần thiết.

Phòng làm việc phong cách công nghiệp độc đáo, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo.
Phòng làm việc phong cách công nghiệp độc đáo, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo.

Nhà hàng, quán cà phê

Phong cách công nghiệp độc đáo, cá tính được rất nhiều nhà hàng, quán cà phê ứng dụng trong thiết kế nội thất. Cách trang trí cuốn hút dễ tạo ấn tượng cho những thực khách lần đầu đến quán. Chưa kể, vật liệu đặc trưng của phong cách này khá gần gũi, dễ kiếm, dễ sửa chữa và lắp đặt khi cần. Ngoài ra, phong cách công nghiệp cũng dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách khác như Eco, Vintage, Retro... để tạo nên sự đa dạng trong thiết kế và giúp không gian quán mang đậm dấu ấn cá nhân hơn.

Bên trong nhà hàng phong cách công nghiệp
Phong cách công nghiệp được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nhà hàng, quán cà phê.

Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu trang trí nhà cửa ngày càng đa dạng, phong cách nội thất công nghiệp đã và đang được sáng tạo, đổi mới từng ngày. Nếu bạn đang có ý định tân trang lại không gian sống nhà mình thì phong cách thiết kế này là một lựa chọn không nên bỏ lỡ.

Với những thông tin mà Dothi.net chia sẻ trên đây, hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất, từ đó giúp bạn có nguồn cảm hứng sáng tạo hơn để bài trí không gian sống thêm phần độc đáo và ấn tượng.

 

Lam Giang (TH)

>> Khám phá ngôi nhà phố phong cách công nghiệp ở Sài Gòn

>> Căn hộ phong cách công nghiệp ở Hà Nội nổi bật trên báo ngoại

>> Lạ mắt với căn hộ phong cách công nghiệp rực rỡ sắc màu

>> Vẻ đẹp ấn tượng và cực kỳ cuốn hút trong căn hộ phong cách công nghiệp

Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2020/08/22/phong-cach-cong-nghiep-manh-me-phong-khoang-trong-thiet-ke-noi-that

Bài viết cùng chủ đề

  • Mẫu bồn tắm bằng đồng làm sáng bừng không gian sống

    Mẫu bồn tắm bằng đồng làm sáng bừng không gian sống

    Nội thất
  • Kệ rượu tự làm siêu chất dành cho giới mộ điệu

    Kệ rượu tự làm siêu chất dành cho giới mộ điệu

    Nội thất
  • Loạt phòng bếp chữ L

    Loạt phòng bếp chữ L "mê hoặc" người nội trợ

    Nội thất
  • Đại dịch Covid-19 làm thay đổi xu hướng thiết kế nội thất như thế nào?

    Đại dịch Covid-19 làm thay đổi xu hướng thiết kế nội thất như thế nào?

    Nội thất
  • Sơn hiệu ứng bê tông -

    Sơn hiệu ứng bê tông - "mỹ nhân" lạnh lùng, quyến rũ trong trang trí nội thất

    Nội thất
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Nhà đẹp theo phong cách

  • Xu hướng nội thất 2018

  • Nhà tí hon

  • Mẫu căn hộ đẹp

  • Không gian nhà đẹp

Desktop