Theo quan niệm của người xưa, làm nhà hướng Nam có rất nhiều lợi thế. Vì vậy mới có câu: “Trăm người hầu không bằng đầu ngọn gió”, “Gió Nam chưa nằm đã ngáy”, “Nhà hướng Nam, không làm cũng có ăn”, “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”…
Nhà hướng Nam, tại sao?
Người xưa cũng quan niệm bắc là âm mà nam là dương và nơi được cho là có
phong thủy tốt thì phải đảm bảo được sự hài hòa giữa 2 yếu tố âm dương.
Nhưng phương vị hướng nam trên thực tế lại không hề dễ tìm, vì thế, người ta đã dùng hướng chính nam để làm nguyên tắc, nếu hơi chếch đông hoặc chếch tây một chút cũng không sao. Trường hợp nhà ở không thể xây dựng theo hướng nam, thì nên mở nhiều cửa sổ hướng nam hoặc thiết kế giếng trời để tăng cường ánh sáng, hoặc trồng nhiều cây tại hướng bắc.
Với những gia chủ thuộc nhóm tuổi hợp “Đông tứ trạch” mà có thêm được nhà hướng Nam nữa thì rất lý tưởng vì vừa hợp hướng vừa hợp môi trường nhà ở.
Do đặc thù về địa lý và khí hậu của Việt Nam là nhiệt đới gió mùa nên hướng Nam thường đón được nhiều ánh sáng và những luồng gió mát hơn hẳn so với các hướng khác.
Những ngôi nhà hướng Nam còn tránh được ánh nắng từ phía Đông chói vào buổi sáng, không vị nắng gay gắt chiếu từ phía Tây vào buổi chiều. Bên cạnh đó, còn tránh được gió nóng thổi đến từ phía Tây và không bị những cơn gió lạnh từ phương Bắc thổi về làm ảnh hưởng. Ngoài ra, còn đón được những cơn gió mát thổi về từ hướng Đông Nam và hướng chính Nam vào những ngày hè nóng nực.
3 lý do nên chọn nhà hướng Nam
Thứ nhất: Có được nguồn ánh sáng tự nhiên tốt. “Trạch kinh” có nói, ánh sáng trong nhà sẽ tốt nếu bố trí cửa sổ hướng nam, đông nam hoặc tây nam.
Những ngôi nhà ở tọa ở bắc, có hướng nam sẽ tận dụng triệt để được nguồn ánh sáng mặt trời, giúp ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.
Thứ 2: Thông gió tốt. Khi ngôi nhà tọa bắc, hướng nam thì luồng không khí trong nhà sẽ được lưu thông đầy đủ.
Thứ 3: Tránh được gió bắc. Ngôi nhà tọa bắc, hướng nam còn có tác dụng tránh những cơn gió bắc "lạnh cắt da cắt thịt".