Bếp không chỉ đơn giản là nơi nấu nướng, mà vị trí bếp, đặc biệt là vị trí hỏa lò (bếp nấu) sẽ quyết định tới sự thịnh vượng và mối quan hệ hòa hợp trong gia đình.
Bếp không chỉ đơn giản là nơi nấu nướng, mà vị trí bếp, đặc biệt là vị trí hỏa lò (bếp nấu) sẽ quyết định tới sự thịnh vượng và mối quan hệ hòa hợp trong gia đình.
Thức ăn thể hiện sự giàu có, vì vậy nó tạo ra chu kỳ thịnh vượng. Chữ thức ăn (ts’ai) có cách phát âm giống hệt từ giàu có trong tiếng Trung Quốc. Vì thế, khi thiết kế bếp, các chuyên gia phong thủy rất quan tâm tới vị trí đặt hỏa lò hay bếp nấu.
Vị trí đứng bếp phải có view nhìn bao quát
Vị trí của bếp được bố trí sao cho, khi nấu nướng, người nấu có thể nhìn thấy toàn bộ căn phòng. Khi đó, họ có thể biết những ai đang đi vào, tránh sự ngạc nhiên, phân tâm và rời mắt khỏi bếp, có thể gây cháy thức ăn, hay hỏa hoạn, vv…
Tuy nhiên, với kiểu mẫu bếp hiện nay thường được thiết kế quay mặt vào tường, và không kiểm soát được ai bước vào. Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể chữa bằng cách treo một tấm gương lớn trên tường, bên trên bếp. Gương càng lớn thì sự hóa giải càng lợi và càng cho sự quan sát tốt.
Tránh đặt bếp tại các góc tường
Trong phong thủy, bếp nấu đặt trong góc tường là rất xấu và gây không ít rắc rối. Nó hạn chế sự di chuyển của người đầu bếp, chặn mọi tầm nhìn của người nấu ra ngoài cửa, đồng thời cũng có nghĩa ngăn chặn sự di chuyển của năng lượng, cản trở sự thịnh vượng đến với gia đình.
Nếu chẳng may mua phải một ngôi nhà có bếp bị đặt trong góc tường, bạn có thể hóa giải bằng cách đặt một tấm gương trên tường bên cạnh, phía trên hoặc phía trước của bếp. Sự hiện diện của nhiều không gian, tăng số lượng thực phẩm tượng trưng cho sự giàu có.
Hoặc, bạn có thể treo một chuông gió gần cửa ra vào hoặc ở trên khu vực của nấu ăn. Trong phong thủy, tiếng chuông thu hút năng lượng tích cực và còn giúp thông báo cho người nấu ăn biết được ai đang vào.
Lửa và nước không gần nhau
Nguyên tắc phong thủy yêu cầu bếp, bồn rửa và tủ lạnh nên nằm chéo nhau, tạo thành một hình tam giác với các góc cách nhau ít nhất 2m, để ngăn chặn xung đột giữa các yếu tố của lửa và nước.. Sự xung đột này sẽ gây nên những bất hòa giữa các thành viên trong gia đình.
Để chữa lại vị trí sai lệch của các thiết bị sinh lửa, và các thiết bị sinh nước trong nhà bếp, hãy thử đặt một tấm thảm màu xanh lá cây hoặc một cây xanh giữa các thiết bị đó, nhằm tạo ra rào cản, ngăn chặn các xung đột có thể xảy ra.
Không đặt bếp gần cửa sổ
Trong thiết kế phong thủy, view nhìn từ cửa sổ sẽ tạo ra những năng lượng tích cực, đặc biệt là nếu cửa sổ nhìn ra nơi có chứa nước như bể bơi, tiểu cảnh nước, vv…Tuy nhiên, khi bếp nấu đối diện với cửa sổ của phòng bếp, có thể người nấu nướng sẽ cảm thấy dễ chịu khi nấu, nhưng phong thủy học truyền thống cho rằng làm nhà bếp phải cầu “tàng phong tụ khí”. Vì thế bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính hoặc sau bếp có cửa sổ đều không lành vì sợ gió thổi làm tắt đi ngọn lửa đầm ấm mang lại sung túc cho gia đình.
Không đặt lò vi sóng ở trên bếp nấu
Những ngôi nhà hiện đại thường được thiết kế dựa theo tiêu chí "sử dụng hiệu quả không gian," và họ thường đặt lò vi sóng ở trên bếp nấu. Đây là điềm xấu trong phong thủy, vì nó đàn áp dòng chảy của năng lượng xung quanh.
Mở rộng không gian hẹp
Bếp hẹp thường thấy ở các tòa chung cư, và khó có cơ hội cho người thuê/mua nhà có thể di chuyển các thiết bị để cải thiện dòng chảy năng lượng. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thêm gương ở trên hoặc xung quanh bếp để tạo ảo giác về không gian rộng hơn. Treo chuông gió ở các cửa ra vào, và đặt gương ở hai đầu của nhà bếp, cho phép năng lượng không bị cản trở trong không gian chật chội.
Kiều Vân (Theo Essortment.com)