logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Có nên nằm ngủ phía trên vị trí đặt bếp?

Phong thủy

17:30 | 17/10/2011

Tôi đang ở dạng nhà ống một trệt, một lầu, nhà bếp đặt tại khu vực phía sau tầng trệt, ngay phía trên nhà bếp, chỗ đặt bếp lò, là phòng ngủ.

Tôi đang ở dạng nhà ống một trệt, một lầu, nhà bếp đặt tại khu vực phía sau tầng trệt, ngay phía trên nhà bếp, chỗ đặt bếp lò, là phòng ngủ. Có người cho là không nên làm thế (vì ngủ ở trên đầu Táo quân), về lâu về dài người trú ngụ tại phòng trên đó sẽ bị điên! Việc đó theo phong thuỷ đúng hay sai? Nếu quả là như vậy thì xin hỏi quý báo có cách nào khắc chế lại không trong điều kiện phải tận dụng diện tích, không thể bỏ trống phòng ngủ trên lầu một được? (Nguyễn Hoàng Mạnh, quận Tân Phú, TP.HCM)

Trong phong thuỷ, xưa nay có câu “nhất vị nhị hướng” nghĩa là vị trí để đặt một không gian cư trú quan trọng hơn cả hướng. Khi đã đúng vị thì sẽ xoay xở được về hướng tuỳ theo khí hậu, mệnh trạch và giao tiếp.

Sở dĩ người xưa truyền lại rằng, phải kiêng kỵ nằm ngủ trên bếp, đơn giản là vì nhà cửa ở nông thôn thuở trước không có lầu, kết cấu chủ yếu bằng vật liệu nhẹ như tranh tre nứa lá, nhà xây gạch thì nếu có gác cũng làm bằng gác gỗ, nằm ngủ trên bếp khác gì bị đun nấu ngay dưới lưng? Mà bếp thuở trước lại dùng bếp lò than, củi rất dễ cháy nên ngôi nhà xưa thường phải tách bếp ra khỏi nhà chính là vì vậy, đó cũng là một cách giảm ô nhiễm và phân khu chức năng khá rạch ròi. Ngày nay, nhà cửa bằng vật liệu kiên cố, diện tích đất xây dựng cũng eo hẹp hơn ngày xưa nên bếp ở ngay trong ngôi nhà chính, trang thiết bị bếp cũng hiện đại, gọn nhẹ và không còn khói bụi nhiều nữa. Mặt khác, với việc đúc sàn lầu bằng bêtông đã tách biệt hẳn hai không gian trên dưới thì hoàn toàn không thể có chuyện nằm ngủ trên lầu mà tầng dưới là bếp thì sẽ bị hun khói hay bị… điên (?!) như những đồn đại thuở trước.

Trường hợp nêu trên về phong thuỷ, cần xét theo hai bước. Bước thứ nhất: kiểm tra xem bếp đã đặt đúng phương vị chưa, bao gồm xét vị của bếp so với toàn nhà, so với không gian của căn phòng chứa bếp, so với bồn rửa chén, tủ lạnh. Rồi xem miệng bếp đó (Táo khẩu, hướng lưng của người nấu) có hướng vào cửa phòng vệ sinh hay đối diện bồn rửa không? Bên dưới cái bếp ấy có hồ nước ngầm hay hầm phân tự hoại không? Có đường nước thoát hoặc nước cấp chạy ngay dưới bếp không? Những vấn đề trên đều liên quan đến thuỷ khắc hoả để tránh ảnh hưởng ô nhiễm trong quá trình sử dụng bếp.

Tiếp theo bước thứ hai, giả sử bếp đó đã đặt đúng vị trí, không thể xê xích được nữa, ta mới xét tiếp đến phòng ngủ trên lầu. Khi bếp được đặt đúng vị, tức là chỗ đặt bếp thuộc về vùng hung của nhà theo phái bát trạch. Vậy thì chỗ đó không đặt giường ngủ được, vì giường ngủ cần nằm trong vùng cát của nhà.

Như vậy, ta cần xem xét lại cơ cấu phân bố không gian toàn nhà, trong đó có bếp và phòng ngủ. Vì nhà ống chiều ngang hẹp, diện tích không nhiều nên khu vực có bếp dưới trệt thường là làm phòng ngủ trên lầu là điều dĩ nhiên. Ta có thể linh hoạt bố trí trong phòng ngủ trên lầu này sao cho vị trí giường ngủ không trùng với vị trí bếp nấu bên dưới là được. Ngay chỗ mà bên dưới là bếp thì có thể đặt tủ hay lối đi, các phía khác thuộc về vùng tốt sẽ đặt giường ngủ (dưới là bồn rửa chén), như hình minh hoạ kèm theo.

Dĩ nhiên gia chủ cần lưu ý rằng, tất cả những sắp đặt kể trên phải căn cứ theo mối quan hệ tổng thể, cơ cấu bố trí cầu thang, mở cửa ra vào phòng, vị trí phòng vệ sinh (cả trên và dưới) thì mới có thể sắp xếp hợp lý về phong thuỷ lẫn kiến trúc, tránh tình trạng “giật gấu vá vai”, chỉ xê dịch một cách cục bộ sẽ không có kết quả trọn vẹn.

(Theo SGTT)

Bài viết cùng chủ đề

  • Không gian giải trí trong nhà theo phong thủy

    Không gian giải trí trong nhà theo phong thủy

    Phong thủy
  • Lưu ý lựa chọn cây trồng theo phong thủy

    Lưu ý lựa chọn cây trồng theo phong thủy

    Phong thủy
  • Vật liệu xây dựng theo phong thủy

    Vật liệu xây dựng theo phong thủy

    Phong thủy
  • Phong thủy và những nguyên tắc vàng cho ngôi nhà

    Phong thủy và những nguyên tắc vàng cho ngôi nhà

    Phong thủy
  • Phong thủy cho nhà chỉ có một phòng

    Phong thủy cho nhà chỉ có một phòng

    Phong thủy
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Phong thủy cho nhà ở

  • Đồ phong thủy

  • Bài trí cây cảnh theo phong thủy

  • Bài trí nhà cửa hợp phong thủy

  • Phong thủy cho nhà ở

Desktop