Giếng trời có mái che được thiết kế khá phổ biến trong các gia đình hiện nay để đảm bảo ánh sáng trong nhà luôn đủ. Tuy nhiên, mái che giếng trời làm bằng kính lại hấp thụ nhiệt nên rất nóng và khó di chuyển. Phong thủy quan niệm rằng, giếng trời khi mở mái ra mà mưa không xuống được thì không tốt cho gia chủ.
Tầm quan trọng của cửa mái giếng trời?
Tại các đô thị chật chội, nhà ống thường phải lấy ánh sáng qua đường giếng trời theo phương thẳng đứng. Những căn nhà càng ở sâu trong ngõ lại càng cần ánh sáng từ giếng trời. Giếng trời thực chất không nhất thiết phải làm mái che. Theo kiểu truyền thống, các gia đình hay thiết kế sân trời giữa nhà, ở dưới có hồ nước nhỏ hay hòn non bộ. Tuy nhiên, dạng thức truyền thống như thế này đòi hỏi căn nhà phải có hệ thống xử lý nước tốt để tránh mưa nhiều, nước tràn lên nhà.
|
Vì sao cần cửa mái giếng trời? - Ảnh minh họa |
Thực chất, mái lợp kính sẽ hấp thu nhiệt và tia cực tím. Bởi vậy các gia đình cần cân nhắc kỹ càng trước khi lựa chọn chất liệu cho mái che giếng trời. Để khắc phục, bạn vẫn có thể dùng kính nhưng là kính hai lớp, có khoảng rút chân không ở giữa để cách nhiệt.
Ngoài ra, cũng có thể dán một lớp bạc phản nhiệt lên mặt kính khiến ánh sáng dù đi qua bình thường nhưng nhiệt năng sẽ được hắt ngược lại. Tấm nhựa polycarbonate cũng có thể áp dụng để giảm hấp thu nhiệt tuỳ theo mức độ mà bạn muốn. Loại nhựa này cho phép giảm từ 20 – 90% nhiệt xuyên.
Xem thêm: Phong thủy giếng trời và những điều bạn chưa biết
Phong thủy cửa mái giếng trời?
Về mặt phong thủy, cần xem xét vị trí của giếng trời và sân trong có giúp cân bằng âm dương trong nhà được hay không. Nhiều gia đình thực hiện phủ mái thay vì trồng cây để được hưởng khí trời cũng là cách làm không sai về phong thủy.
Để không khí ra vào tốt, thiết kế mái giếng trời phải có khoảng hở ngang để gió lưu thông tốt mà nước mưa cũng không hắt vào được. Khí trong nhà còn phụ thuộc vào thiết kế của cửa chính, cửa sổ nên cũng không thể chỉ chú ý đến giếng trời mà xem nhẹ các yếu tố nêu trên.