Các nhà phong thủy cho biết, theo quan niệm dân gian, những vật phẩm này có tác dụng rất lớn trong việc thu hút tiền tài, thăng quan tiến chức và phòng tránh thị phi, tiểu nhân. Nếu được đặt trong két sắt thì việc sinh nhập càng diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.
Khi đặt két sắt gia chủ có thể đặt 1 thiềm thừ (cóc tài lộc) bên trên, 1 con tỳ hưu và 2 đồng tiền hoa mai vào trong két tiền.
Có nên đặt Tỳ Hưu trong két sắt không?
Tỳ Hưu là một loại mãnh thú hung mãnh, nhưng lại là một loại mãnh thú mang ý nghĩa tốt lành. Người ta nói rằng tỳ hưu có tác dụng hút tài lộc bốn phương về cho gia chủ. Khi đặt lên két sắt, đầu Tỳ Hưu phải hướng ra cửa chính, hoặc hướng ra cửa sổ để chiêu tài khí bốn phương.
Tỳ Hưu có thể đặt trên nóc hoặc trong két sắt.
Với hình tượng linh thú và không có hậu môn, Tỳ Hưu tượng trưng cho tài lộc của gia chủ "chỉ có vào, không có ra". Ngoài két sắt, nhiều người còn đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài với mong muốn mang đến tài lộc tối đa cho chính bản thân cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Xem thêm: Cách đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thủy?
Tỳ Hưu (còn gọi là Kỳ Hưu) không có ở Việt Nam. Nó là sản phẩm theo truyền thuyết của người Hồng Kông. Hình dáng giống con Kỳ Lân nhưng dài người hơn 1 chút vì là rồng con.
Trong truyền thuyết về con rồng ở Hồng Kông, Tỳ Hưu là con út (con thứ 9), sinh ra bị dị tật bẩm sinh, không có hậu môn. Vì bị dị tật nặng như vậy, lại không có đội ngũ Đại phu cao cấp và phương tiện cứu chữa hiện đại nên sau vài ngày chào đời, Tỳ Hưu thăng thiên.
Ngọc Hoàng Thượng đế thấy Tỳ Hưu khóc oe oe thảm thương nên rất lấy làm đau xót, cho rằng đó là lỗi của mình gây ra nên đã cho Tỳ Hưu trở lại nhân gian, hiển linh thành thần. Từ đó, nhân dân các địa phương đều thờ Tỳ Hưu làm thần giữ của trong nhà. Nguyên do là nó chỉ có ăn mà không có thải. Bao nhiêu của nả vào mồm nó là không có đường ra.
Đặt Thiềm Thừ (Cóc 3 Chân) trong két sắt?
Thiềm Thừ được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài. Khi để Thiềm Thừ trên nóc két sắt, cần chú ý hướng phần đầu của Thiềm Thừ vào trong nhà, cũng không nên đặt đối diện với cửa mà nên đặt hướng theo đường chéo cửa ra vào.
Thiềm Thừ nên đặt trên nóc két sắt, hướng quay vào trong nhà.
Thiềm Thừ còn gọi là cóc vàng 3 chân, theo truyền thuyết của người Hoa) vốn là yêu tinh được Lưu Hải – một đệ tử của tiên ông Lã Động Tân – thu phục, sau đó trở thành cóc thần theo Lưu Hải đi khắp nơi, chuyên nhả ra tiền giúp đỡ người nghèo khổ, vì vậy nó còn được gọi là Chiêu Tài Thiềm.
Thiềm Thừ tuy giống cóc nhưng hình dáng cũng rất đặc biệt, chân giẫm lên nhiều đồng tiền, đầu đội lưỡng nghi (trên đầu có một hình tròn và hai con cá quay lưng vào nhau như lưỡng nghi). Lưng có hai xâu tiền chứa rất nhiều đồng tiền và nhiều nốt sần sùi như các vì sao.
Một số tài liệu khác lại cho rằng Lưu Hải lúc nhỏ câu được cóc 3 chân và sau đó luôn gặp may mắn, cuối đời đã được Lã Động Tân thu làm đệ tử và giúp tu hành thành tiên. Hai xâu tiền bên lưng được coi là sợi dây ngũ sắc mà Lưu Hải thường chơi với cóc.
Đồng tiền xu có năm cánh, giống bông hoa mai. Nên đặt 2 đồng tiền hoa mai này trong két sắt có tác dụng rất lớn trong con đường công danh, sự nghiệp góp phần làm thăng quan tiến chức và hóa giải kẻ tiểu nhân.
Đồng tiền xu hoa mai nên đặt trong két sắt.
Trong số các loại tiền xu dùng trong phong thủy, đồng tiền hoa mai có 5 cánh tượng trưng cho ngũ hành, là vật chuyên dùng để trấn yểm hung khí, đem lại sự thịnh vượng về tài lộc.
Két sắt phải đặt ở vị trí có nhiều năng lượng nhất
Theo nguyên tắc phong thủy, khi đặt két sắt chúng ta cần quan tâm đến hai điều. Thứ nhất là phương vị tức là vị trí. Thứ hai là hướng mở cửa két hay hướng nạp khí trong phong thủy.
Về phương vị, két sắt cần đặt ở nơi vượng khí hay đón được nhiều năng lượng nhất trong phòng. Thông thường đó là những vị trí chéo góc với cửa chính. Trong trường hợp có nhiều lựa chọn, chúng ta ưu tiên đặt két tại các cung tài lộc như đông nam, đông tứ trạch. Ngoài ra hướng tây đại diện cho tây tứ trạch cũng là hướng tốt. Đây là 2 phương hướng mạnh nhất cho tài vượng.
Theo các chuyên gia phong thủy, két sắt còn được đặt theo tuổi của chủ nhân. Một người có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu, tùy theo tuổi mà chia ra các hướng tốt khác nhau như sinh khí, diên niên (phước đức), thiên y, phục vị.
Nếu không tìm được hướng sinh khí, gia chủ có thể mời các thầy phong thủy nào có dụng cụ đo sóng từ trường để đo và quyết định nơi nào có năng lượng mạnh nhất và hạp hướng nhất để đặt phương vi đó cho hoàn chỉnh hơn.
Đặt két sắt cũng cần chú ý về hướng mở, tốt thì nên ưu tiên quay ra cửa phòng, chú ý không trực tiếp đối diện với cửa phòng. Trước mặt két cần phải rộng rãi, sáng sủa không bị cản trở bởi đồ đạc trong phòng. Bên trên két không nên đặt nhiều đồ đạc lộn xộn.
Xem thêm bài viết: Vị trí đặt két sắt chuẩn mang lại tiền tài, danh vọng cho gia chủ?
Hòa khí thì sẽ sinh tài
Ngày xưa, dân gian thờ thần tài thì trong tâm có lòng kính ngưỡng đối với Trời Đất, hiểu rằng sinh mệnh rất nhỏ nhoi mà Tạo hóa, vũ trụ thì mênh mông, cho nên lo sống làm sao cho hợp với đạo của Trời Đất, như thế mới có thể gặp may mắn, có tài lộc. Ngày nay hầu hết người ta không như thế, bởi vậy mà nhiều người dẫu có đặt Tỳ Hưu, Thiềm Thừ hay Đồng tiền hoa mai trong nhà thì gia đạo và tài chính vẫn cứ rối loạn. Bởi vậy, nếu bạn muốn thay đổi năng lượng của cung Tài trong gia đình thì bên cạnh việc thỉnh Tỳ Hưu, Thiềm Thừ, bạn cũng cần chăm sóc cho nội tâm mình, sống hòa hợp với những người xung quanh; có câu “hòa khí sinh tài”, khi bạn tạo lập một không khí an hòa, thân thiện, tốt lành nơi môi trường của mình thì thần tài mới có thể đến.
|