Trong suốt kỳ nghỉ Tết âm lịch, thị trường thép Đông Á chìm trong im ắng, trong khi những nơi còn lại vẫn đang 'án binh bất động'. Thị trường này đang đợi sự trở lại của Trung Quốc song cũng vẫn để mắt tới Nga bởi chiến lược kinh doanh của các nhà máy Nga có thể điều phối thị trường thay vì các nhà sản xuất từ Trung Quốc.
Sự bất ổn xung quanh lĩnh vực ngân hàng cùng với chứng khoán Châu Âu lao dốc không thể tạo thêm niềm tin cho thị trường. Tuy nhiên, với thông tin Trung Quốc rút dự trữ ngoại tệ cho thấy chính phủ nước này muốn kích thích nền kinh tế, đối với nhu cầu tiêu thụ thép đây thường là tin tốt.
Trong năm 2016, Nga có thể điều phối thị trường thép thế giới. (Ảnh minh họa).
Các nguồn tin từ đại lý ở Châu Âu cho biết, họ đang đợi sự trở lại của Trung Quốc trước khi đặt đơn hàng vào quý II năm nay. Những đại lý ở miền Bắc cho hay, họ không quan tâm lắm đến việc thu mua song lại muốn dùng chào giá như một công cụ mặc cả với các nhà sản xuất Châu Âu.
Ở phía Nam, Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh với Nga và Iran khi Iran đang tăng cường xuất khẩu sang Liberia. Ít nhất một nhà cung cấp Châu Âu đã giảm giá bán tới khu vực này khi bị mất thị phần, một nguồn tin cho biết. Những trường hợp như thế này đã khiến một số người hoài nghi về khả năng sẽ đạt được mức giá tăng mạnh trong quý II/2016.
Hiện các nhà sản xuất thép tại Châu Âu đang cố gắng đẩy giá thép thành phẩm lên cao sau khi một số nhà sản xuất khác tiết lộ rằng, họ đang chịu thiệt hại trong 3 tháng cuối năm 2015 và cần nhiều hơn nữa các biện pháp đối phó với các mặt hàng của Trung Quốc. Vậy nhưng, theo các nhà phân tích về thị trường thép, nếu có thêm nhiều biện pháp được cho là đối phó với Trung Quốc đồng nghĩa với việc xuất khẩu của Trung Quốc giảm thì Nga lại càng được hưởng lợi nhiều nhất.