logo
  • Trang chủ
  • Bất động sản bán

  • Bất động sản cho thuê

  • Đăng tin
  • Tin rao đã lưu
  • Thông tin thị trường

    • Tin thị trường

    • Chính sách - quy hoạch

    • Tin dự án

    • Bất động sản thế giới

    • Thị trường vật liệu xây dựng

  • Thiết kế kiến trúc

    • Tư vấn thiết kế

    • Kinh nghiệm xây dựng

    • Kiến trúc bốn phương

  • Không gian sống

    • Nhà đẹp

    • Nội thất

    • Ngoại thất

    • Mách bạn

  • Phong thủy

  • Tư vấn luật

  • Dự án

    • Cao ốc văn phòng

    • Khu căn hộ

    • Khu đô thị mới

    • Khu thương mại dịch vụ

    • Khu phức hợp

    • Khu dân cư

    • Khu du lịch nghỉ dưỡng

    • Khu công nghiệp

    • Dự án khác

  • Hỗ trợ khác
    • Đăng ký nhận tin
    • Nhận tin tức qua Email
    • Phong thủy theo tuổi
  • Báo giá
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Kiến nghị Quốc hội bố trí hơn 4.000 tỷ đồng kinh phí GPMB cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tin dự án

09:11 | 28/05/2019

Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét bố trí 4.069 tỷ đồng để thanh toán đền bù giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo đúng cam kết với nhà đầu tư.

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp
  • Ký Hiệu Các Loại Đất Trên Bản Đồ Địa Chính Việt Nam 2023
  • Đất TSC Là Gì? 4 Câu Hỏi Thường Gặp Về Đất TSC

Được biết, khoản tiền thanh toán đền bù, giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được lấy từ nguồn vốn dự kiến bố trí các dự án quan trọng quốc gia thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn những năm 2016-2020.

Quốc hội tại kỳ họp tháng 11/2018 đã ra nghị quyết về sử dụng vốn ngân sách 10.000 tỷ đồng để bố trí cho những dự án sạt lở bờ sông, gia cố đê xung yếu, phòng tránh thiên tai. Đồng thời, nguồn vốn này cũng sẽ thanh toán nợ giải phóng mặt bằng một số dự án thuộc nghĩa vụ của ngân sách TW. Chính phủ căn cứ trên cơ sở đó xây dựng danh mục dự án, trình lên Quốc hội xem xét.

Được biết, Chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) vào năm 2002. Dự án có tổng mức đầu tư trên 45.000 tỷ đồng, tương đương hơn 2 tỷ USD.

cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có tổng vốn đầu tư hơn 45.000 tỷ đồng.
(Nguồn ảnh: Xuân Hoa)

Trong khi đó, để đầu tư dự án theo hình thức PPP thì số vốn của nhà nước phải đạt từ 30-50% tổng vốn. Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam - Vidifi (chủ đầu tư dự án) sẽ lo phần vốn còn lại và hoàn vốn bằng thu phí. Theo đó, Nhà nước cần tham gia vốn từ 13.000-22.000 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư 44.818 tỷ đồng của dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Lúc bấy giờ, dự án cao tốc này được đầu tư theo cơ chế thí điểm vì ngân sách khó khăn. Trong đó, phần vốn Nhà nước tham gia vào dự án được trả dần bằng ngân sách, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất tại các khu đô thị hình thành sau khi tuyến đường hoàn thiện.

Chính phủ đã quyết định bố trí thanh toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng 4.069 tỷ đồng và trả nợ gốc đến hạn đối với những khoản vay nước ngoài khoảng 300 triệu USD (thời hạn 13-30 năm). Nhằm hoàn vốn cho dự án, Vidifi được Chính phủ cho phép sử dụng tiền sử dụng đất của Khu đô thị Gia Lâm là 4.723 tỷ đồng. Mặt khác, để nhận tiền sử dụng đất, doanh nghiệp còn được hợp tác cùng đối tác triển khai dự án khu đô thị này.

Thế nhưng, chủ đầu tư sau hơn một thập kỷ vẫn chưa nhận được 4.069 tỷ đồng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và 4.723 tỷ đồng tiền sử dụng đất của Khu đô thị Gia Lâm.

Báo cáo của Vidifi cho biết, lưu lượng xe bình quân trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau 3 năm đi vào hoạt động là hơn 27.000 xe/ngày. Với lưu lượng này, phương án tài chính của dự án được đảm bảo sẽ khả thi. Song, do chậm được thanh toán kinh phí giải phóng mặt bằng nên chủ đầu tư gặp khó. Chi phí lãi vay phát sinh bởi các khoản nợ của Nhà nước ước tính tới thời điểm cuối năm ngoái lên hơn 800 tỷ đồng.

Nội dung văn bản của Vidifi nêu rõ: "Do doanh nghiệp vẫn phải vay với lãi suất 10% một năm cho các khoản chưa được cấp nên nếu tiếp tục chậm sẽ phá vỡ phương án tài chính của dự án, dẫn đến hệ lụy như doanh nghiệp phá sản, không trả được các khoản nợ vay nước ngoài".

Theo thiết kế được duyệt, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có quy mô 6 làn xe, vận tốc tối đa đạt 120km/giờ. Tuyến cao tốc được đánh giá là hiện đại bậc nhất Việt Nam hiện nay. Dự án có tổng vốn đầu tư trên 45.000 tỷ đồng. Trong đó, đa số là vốn vay lãi suất thương mại từ 10,5-11,4%/năm trong thời hạn 30 năm. Với tổng chiều dài 105km, cao tốc đi qua 4 tỉnh, thành gồm Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, TP. Hà Nội.
Theo Vnexpress

Bài viết cùng chủ đề

  • Đà Nẵng: Chưa đủ điều kiện pháp lý, chung cư cao cấp vẫn mở bán

    Đà Nẵng: Chưa đủ điều kiện pháp lý, chung cư cao cấp vẫn mở bán

    Tin dự án
  • Năm 2019 có thêm 3 dự án nhà lưu trú cho công nhân tại TP.HCM

    Năm 2019 có thêm 3 dự án nhà lưu trú cho công nhân tại TP.HCM

    Tin dự án
  • TP.HCM yêu cầu khẩn trương xây mới chung cư Cô Giang

    TP.HCM yêu cầu khẩn trương xây mới chung cư Cô Giang

    Tin dự án
  • Thủ tướng Chính phủ duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

    Thủ tướng Chính phủ duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

    Tin dự án
  • Thêm khu đô thị 7 tỷ USD tại Quảng Ninh

    Thêm khu đô thị 7 tỷ USD tại Quảng Ninh

    Tin dự án
Xem thêm

Tin tức nổi bật

  • Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Đất CLN Là Gì Và 10 Câu Hỏi Thường Gặp

    Tư vấn luật
  • Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Kim Lâu Là Gì? Năm 2023, Tuổi Nào Phạm Kim Lâu Và Cách Hóa Giải

    Phong thủy
  • Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Hoang Ốc Là Gì? Tuổi Phạm Hoang Ốc 2023 Xây Nhà Được Không?

    Phong thủy
  • Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Bình Thuận Đặt Mục Tiêu Xây Gần 10.000 Căn Nhà Ở Xã Hội

    Tin thị trường
  • Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Thừa Thiên Huế Sẽ Có Thêm Khu Đô Thị Ven Biển 1.500 Ha

    Chính sách - Quy Hoạch

Chủ đề được quan tâm

  • Công trình, dự án mới

  • Nhà ở xã hội

  • Bất động sản Hà Nội

  • Quản lý chung cư

  • Kinh nghiệm mua bán nhà, đất

Desktop